Chụp ảnh làm hộ chiếu phổ thông online cần lưu ý gì? Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc phải có hộ chiếu không?
Chụp ảnh làm hộ chiếu phổ thông online cần lưu ý gì?
Căn cứ theo Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo cho người từ 14 trở lên theo Mẫu TK01 ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BCA quy định về ảnh dán trong Tờ khai như sau:
Ảnh mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng.
Hướng dẫn quy chuẩn ảnh 4x6 của thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông theo Cổng Dịch vụ công Bộ Công an như sau:
Ảnh do quý vị sử dụng khi đăng ký hồ sơ sẽ được in trên hộ chiếu. Vì vậy, ảnh cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Ảnh mới chụp (không quá 6 tháng);
- Tỉ lệ ảnh: rộng x dài = 4 x 6;
- Tỉ lệ diện tích khuôn mặt chiếm khoảng 75% diện tích ảnh;
- Chiều cao từ mắt lên mép trên của ảnh xấp xỉ 2/3 chiều cao từ mắt xuống mép dưới của ảnh;
- Mặt nhìn thẳng, lộ 2 vành tai, đầu để trần, không đeo kính;
- Phông nền trắng;
- Độ phân giải tối thiểu 300dpi;
- Định dạng file jpeg 2000;
- Ảnh sau khi upload sẽ được phần mềm tự động kiểm tra chất lượng, đề nghị quý vị đọc kỹ thông báo lỗi (nếu có) và làm theo hướng dẫn để hoàn thành việc đăng ký hồ sơ.
Chụp ảnh làm hộ chiếu phổ thông online cần lưu ý gì? Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc phải có hộ chiếu không?
Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc phải có hộ chiếu không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 thì hộ chiếu (passport) được hiểu là giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. Đây là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp cho người nước ngoài dùng để xác định quốc tịch nước ngoài của người đó.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài
...
2. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
b) Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;
c) Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Người nước ngoài thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.
...
Như vậy, người nước ngoài nói chung và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói riêng khi đi lại trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ phải mang theo hộ chiếu, nếu bị các cơ quan chức năng yêu cầu xuất trình mà không có sẽ bị xử phạt hành chính.
Người lao động nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam không mang theo hộ chiếu sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
b) Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
c) Người nước ngoài đi vào khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;
d) Không xuất trình hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC khi cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam về khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn dưới 16 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
...
Theo đó, hành vi không mang theo hộ chiếu khi đi lại trên lãnh thổ Việt Nam có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?