Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã là cán bộ hay công chức cấp xã?
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã là cán bộ hay công chức cấp xã?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.
Theo đó, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã là cán bộ cấp xã.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã là cán bộ hay công chức cấp xã?
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã cần đáp ứng về trình độ giáo dục phổ thông như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã:
a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
...
Theo đó, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã cần đáp ứng trình độ giáo dục phổ thông là tốt nghiệp trung học phổ thông
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã có được chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành không?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Nhiệm vụ của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
9. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã chỉ đạo và cùng với các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức mình; chương trình, kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với các chi hội ở thôn, tổ dân phố;
b) Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên tổ chức mình tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên đề ra;
c) Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của pháp luật; các nghị quyết đối với hội viên của tổ chức mình;
đ) Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
...
Theo đó, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã có nhiệm vụ chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành.

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã mới nhất hiện nay là bao nhiêu?

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã là cán bộ hay công chức cấp xã?

- Ngày 12 4 là ngày gì? Âm lịch ngày 12 4 là bao nhiêu? Ngày 12 4 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ vào ngày 12 4 không?
- Quyết định không đồng ý giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp có đơn tự nguyện của cán bộ công chức viên chức thì phải trả lời bằng văn bản đúng không?
- Triển khai tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang có diễn ra không, nếu tăng thì cần đáp ứng các điều kiện gì?
- Sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi: Cách tính 3 khoản tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi được nhận theo nghị định 178 tại đề xuất mới như thế nào?
- Chính thức Thay đổi Cách tính tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 tại Thông tư 002, cụ thể công thức tính như thế nào?