Chủ tịch công đoàn được nhận mức phụ cấp kiêm nhiệm mỗi tháng bao nhiêu?
Phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng đối với đối tượng nào trong công đoàn?
Căn cứ tại Điều 1 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quy định:
Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn các cấp.
2. Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên, nơi được bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn, nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Theo đó, phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng đối với đối tượng trong công đoàn bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên, nơi được bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn, nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Chủ tịch công đoàn được nhận mức phụ cấp kiêm nhiệm mỗi tháng bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch công đoàn được nhận mức phụ cấp kiêm nhiệm mỗi tháng bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quy định:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên cơ sở
1. Đối tượng chi phụ cấp kiêm nhiệm
a) Người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan chuyên môn kiêm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn đồng cấp.
b) Cán bộ công đoàn cấp trên kiêm nhiệm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp dưới là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.
2. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm.
a) Chủ tịch công đoàn kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hằng tháng bằng 10% mức lương và phụ cấp đang đóng bảo hiểm xã hội.
b) Phó chủ tịch công đoàn kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hằng tháng bằng 7% mức lương và phụ cấp đang đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, chủ tịch công đoàn kiêm nhiệm được nhận mức phụ cấp kiêm nhiệm mỗi tháng bằng 10% mức lương và phụ cấp đang đóng bảo hiểm xã hội.
Nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:
Nguyên tắc thực hiện
1. Đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng của đơn vị theo quy định của Tổng Liên đoàn. Nguồn chi phụ cấp của đơn vị có trong dự toán được duyệt và quyết toán công khai, minh bạch, đủ chứng từ theo quy định.
2. Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn nhiều cấp chỉ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất. Cán bộ công đoàn không chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm của công đoàn cấp đó. Trong một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức danh chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất.
3. Phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp kiêm nhiệm trong quy định này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Người được hưởng phụ cấp theo quy định này khi thôi giữ chức vụ, nhiệm vụ được giao thì thôi hưởng phụ cấp từ tháng tiếp theo.
5. Công đoàn cấp cơ sở được sử dụng tối đa 45% số thu đoàn phí công đoàn để lại công đoàn cơ sở dùng cho chi phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm và chi lương cán bộ công đoàn chuyên trách (nếu có). Trường hợp chi không hết 45% đoàn phí để lại công đoàn cơ sở thì bổ sung chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.
Theo đó, nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm là:
- Đảm bảo đúng thực hiện đối tượng, tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng của đơn vị theo quy định của Tổng Liên đoàn. Nguồn chi phụ cấp của đơn vị có trong dự toán được duyệt và quyết toán công khai, minh bạch, đủ chứng từ theo quy định.
- Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn nhiều cấp chỉ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất. Cán bộ công đoàn không chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm của công đoàn cấp đó. Trong cùng một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức danh chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất.
- Phụ cấp kiêm nhiệm không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Người được hưởng phụ cấp khi thôi giữ chức vụ, nhiệm vụ được giao thì thôi hưởng phụ cấp từ tháng tiếp theo.
- Công đoàn cấp cơ sở được sử dụng tối đa 45% số thu đoàn phí công đoàn để lại công đoàn cơ sở dùng cho chi phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm và chi lương cán bộ công đoàn chuyên trách (nếu có). Trường hợp nếu chi không hết 45% đoàn phí để lại công đoàn cơ sở thì bổ sung chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?