Chủ tịch công đoàn cấp cơ sở được bầu ở đâu?
Chủ tịch công đoàn cấp cơ sở được bầu ở đâu?
Căn cứ khoản 5 Điều 12 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp
...
5. Chủ tịch công đoàn cấp cơ sở có thể được bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn cấp cơ sở. Đối tượng, nguyên tắc, thủ tục bầu cử, thực hiện theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
6. Bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Khi khuyết Thường trực Đoàn Chủ tịch thì Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn bầu bổ sung trong số ủy viên Đoàn Chủ tịch; khuyết ủy viên Đoàn Chủ tịch thì bầu bổ sung trong số ủy viên Ban Chấp hành theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
b. Khi khuyết thường trực ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số ủy viên ban thường vụ; khuyết ủy viên ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số ủy viên ban chấp hành theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp cần thiết, do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định.
c. Nơi không có ban thường vụ, khi khuyết chủ tịch, phó chủ tịch, bầu bổ sung trong số các ủy viên ban chấp hành.
7. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và ban thường vụ công đoàn các cấp họp định kỳ 2 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.
Theo đó, Chủ tịch công đoàn cấp cơ sở có thể được bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn cấp cơ sở.
Chủ tịch công đoàn cấp cơ sở được bầu ở đâu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch công đoàn cơ sở phải đáp ứng tiêu chuẩn chung thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Mục II Hướng dẫn 28/HĐ-TLĐ 2021 quy định:
CÔNG TÁC GIỚI THIỆU NHÂN SỰ
1. Điều kiện, tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành, chức danh chủ tịch công đoàn cơ sở
1.1. Tiêu chuẩn chung
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động công đoàn; có tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín, có phương pháp hoạt động và khả năng đoàn kết, tập hợp được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
- Có tinh thần trách nhiệm; có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị; có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; không lãng phí, tham nhũng và bao che cho tham nhũng.
1.2. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể
- Người được giới thiệu, ứng cử, đề cử ban chấp hành CĐCS lần đầu phải còn thời gian công tác đủ một nhiệm kỳ đại hội công đoàn.
- Ủy viên ban chấp hành CĐCS tái cử phải còn đủ thời gian công tác ít nhất phải đủ một nửa (1/2) nhiệm kỳ đại hội công đoàn. Trường hợp thời gian công tác không còn đủ 1/2 nhiệm kỳ sẽ do công đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp xem xét quyết định. Trường hợp là chủ tịch CĐCS đương nhiệm, nếu không đủ tuổi tái cử chức danh chủ tịch CĐCS, do công đoàn cấp trên xin ý kiến cấp ủy đồng cấp (nếu có) quyết định.
...
Theo đó, chủ tịch công đoàn cơ sở phải đáp ứng tiêu chuẩn chung như sau:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động công đoàn; có tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín, có phương pháp hoạt động và khả năng đoàn kết, tập hợp được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
- Có tinh thần trách nhiệm; có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị; có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; không lãng phí, tham nhũng và bao che cho tham nhũng.
Chủ tịch công đoàn cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo Điều 177 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Không được cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Công nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã được thành lập hợp pháp.
3. Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
4. Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu Chủ tịch công đoàn cơ sở vẫn đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động thì công ty phải gia hạn hợp đồng lao động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?