Chốt Mức tiền mới cho CBCCVC và NLĐ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 tại Thông tư 002, cụ thể cách tính tiền ra sao?
Chính thức quy định Mức tiền mới cho CBCCVC và NLĐ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cụ thể cách tính tiền ra sao?
Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2025/TT-BNV về hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với CBCCVC và NLĐ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Xem toàn văn Thông tư 002/2025/TT-BNV: Tại đây
Nhằm đồng bộ hơn trong việc sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP, Thông tư 002 đã chính thức quy định Mức tiền mới cho CBCCVC và NLĐ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 bằng cách thay đổi Cách tính tiền nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 để phù hợp hơn với các đối tượng được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
Cụ thể, Mức tiền mới cho CBCCVC và NLĐ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 được tính như sau:
CBCCVC và NLĐ quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV) đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP sẽ được nhận tiền 03 khoản tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi. Cụ thể cách tính như sau:
1. Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
a) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm
Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm
b) Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm:
Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 05 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số năm nghỉ sớm
c) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với những người nghỉ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau:
20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 05 (đối với 20 năm đầu) + 0,5 x Số năm công tác còn lại từ năm thứ 21 trở đi
Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành thì mức trợ cấp được tính như sau:
15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 04 (đối với 15 năm đầu) + 0,5 x Số năm công tác còn lại từ năm thứ 16 trở đi
2. Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
a) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x x 0,9 x 60 tháng
Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,45 x 60 tháng
b) Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm:
Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 04 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 04 x Số năm nghỉ sớm
c) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với những người nghỉ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau:
20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 05 (đối với 20 năm đầu) + 0,5 x Số năm công tác còn lại từ năm thứ 21 trở đi
Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành thì mức trợ cấp được tính như sau:
15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 04 (đối với 15 năm đầu) + 0,5 x Số năm công tác còn lại từ năm thứ 16 trở đi
3. Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 7a Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP), được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
a) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 15/03/2025
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm
Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 kể từ ngày 15/03/2025
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm
b) Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm:
Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 05 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số năm nghỉ sớm
c) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với những người nghỉ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau:
20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 05 (đối với 20 năm đầu) + 0,5 x Số năm công tác còn lại từ năm thứ 21 trở đi
Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành thì mức trợ cấp được tính như sau:
15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 04 (đối với 15 năm đầu) + 0,5 x Số năm công tác còn lại từ năm thứ 16 trở đi
4. Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 7b Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP), được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
a) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm
b) Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm:
Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 05 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số năm nghỉ sớm
c) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với những người nghỉ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau:
20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 05 (đối với 20 năm đầu) + 0,5 x Số năm công tác còn lại từ năm thứ 21 trở đi
Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành thì mức trợ cấp được tính như sau:
15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 04 (đối với 15 năm đầu) + 0,5 x Số năm công tác còn lại từ năm thứ 16 trở đi
5. Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu:
a) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm
Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm
Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm
Lưu ý: Cách tính này áp dụng với đối tượng:
- Có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc để được hưởng lương hưu
- Có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc để được hưởng lương hưu, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021
b) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 15/03/2025
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm
Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 kể từ ngày 15/03/2025
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm
Lưu ý: Cách tính này áp dụng với CBCCVC, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/01/2019 và lực lượng vũ trang còn đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
c) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm
Lưu ý: Cách tính này áp dụng với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 05 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn 05 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Ngoài những khoản trợ cấp nêu trên, CBCCVC và NLĐ đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi |
MỚI NHẤT:
>>> Chỉ thị 45 Đại hội Đảng: Quy định độ tuổi, tiêu chuẩn cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025-2030
>>> Phương án nhân sự sau sáp nhập tại Kết luận 150 của Bộ Chính trị
>>> Kết luận 150 của Bộ Chính trị: Tỉnh ủy viên nhận vị trí Bí thư Đảng ủy xã sau sáp nhập
>>> Số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí Thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030
>>> Quyết định 759 Chốt số lượng CBCCVC cấp tỉnh sau sắp xếp
>>> Chính phủ phê duyệt sáp nhập 52 tỉnh thành
>>> Chính thức giảm 29 tỉnh sau sáp nhập tỉnh thành
>>> Mức lương mới của cán bộ huyện luân chuyển về xã khi bỏ cấp huyện
>>> Ấn định thời điểm bãi bỏ hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức
Chốt Mức tiền mới cho CBCCVC và NLĐ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 tại Thông tư 002, cụ thể cách tính tiền ra sao?
Tổng hợp Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ hưu trước tuổi, Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178
Hiện nay, Mẫu Tổng hợp Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ hưu trước tuổi, Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 được thực hiện theo Biểu số 3C ban hành kèm theo Công văn 444/BHXH-TCCB năm 2025, cụ thể như sau:
Tải Mẫu Tổng hợp Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ hưu trước tuổi, Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: Tại đây
Không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 cho đối tượng nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2c Mục 1 Công văn 1767/BTC-TCCB năm 2025, sẽ không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi cho các đối tượng tại khoản 1 Mục 1 Công văn 1767/BTC-TCCB năm 2025 khi xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ 02 năm liên tiếp.
Cụ thể công chức; viên chức; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây gọi tắt là người lao động) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Tài chính do sắp xếp tổ chức bộ máy gồm:
- Tổ chức hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu Tổ chức của Bộ Tài chính;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập khác không thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính hoàn thành việc sắp xếp tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.











- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Hướng dẫn 01: Quyết định tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC phải đồng thời thực hiện nội dung gì?
- Công văn 03: Quyết định tăng biên chế cán bộ công chức cấp xã, dự kiến số lượng biên chế không quá 40 cán bộ, công chức trong trường hợp nào?