Chính thức Lịch bắn pháo hoa ngày 26/4, 27/4 và 30/4 tại TP.HCM và Hà Nội? Người lao động đi làm ngày lễ 30 4 được nhận mức lương bao nhiêu?
Chính thức Lịch bắn pháo hoa ngày 26/4, 27/4 và 30/4 tại TP.HCM và Hà Nội?
>> MỚI NHẤT: Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa tại TP.HCM tối ngày 30/4/2025 đầy đủ, chi tiết nhất
>> Hướng dẫn Cá nhân tự quyết toán thuế TNCN qua mạng (online) trên Thuedientu đầy đủ, chi tiết nhất
(1) Lịch bắn pháo hoa 26/4 và 30/04 tại TP. HCM
TP.HCM sẽ tổ chức 2 đêm bắn pháo hoa vào các ngày 26/4 và 30/4/2025. Đây là những sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước.
Thành phố sẽ kết hợp pháo hoa, trình diễn drone và chiếu ánh sáng 3D Mapping để mang đến cho người dân những trải nghiệm thị giác ấn tượng.
Chi tiết lịch bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM 2 ngày 26/4 và 30/4:
Ngày | Thời gian | Địa điểm | Ghi chú đặc biệt |
Ngày 26/4/2025 | 21h30 - 21h40 | Công viên bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức) | Trình diễn ánh sáng 3D Mapping tại trụ sở UBND Thành phố |
Ngày 30/4/2025 | 21h - 21h15 | 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao: - Khu vực đầu Đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm/Thành phố Thủ Đức): Số lượng 1.500 quả pháo hoa nổ tầm cao, 30 giàn pháo hoa nổ tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. - Khu Đền Tưởng niệm Liệt sỹ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi): Số lượng 500 quả pháo hoa nổ tầm cao, 30 giàn pháo hoa nổ tầm thấp, 1 giàn hỏa thuật. | Tổ chức đồng thời tại nhiều điểm trên toàn Thành phố |
28 điểm bắn pháo hoa tầm thấp (mỗi điểm 90 giàn pháo hoa nổ tầm thấp, 1 giàn hỏa thuật) trải khắp các quận huyện, gồm: - Khu tưởng niệm Liệt sĩ Ngã 3 Giồng, huyện Hóc Môn; - Đền tưởng niệm Bến Nọc, thành phố Thủ Đức; - Đền tưởng niệm Liệt sĩ Rừng Sát, Cần Giờ; - Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông, Quận 12; - Công viên văn hóa Láng Le, huyện Bình Chánh; - Khu đất trống Khu Y tế kỹ thuật cao, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân; - Khu vực cầu Rạch Chiếc, thành phố Thủ Đức (bắn trên xà lan); - Khu vực Hội trường Thống Nhất, Quận 1. - Khu vực bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh; - Khu Đô thị Thảo Điền, thành phố Thủ Đức (bắn trên xà lan); - Công viên bờ sông Landmark 81, quận Bình Thạnh; - Cầu Ba Son, Quận 1; - Khu vực Cầu tàu Bến Bạch Đằng, Quận 1 (3 điểm, bắn trên xà lan); - Khu vực cầu Tân Thuận, Quận 4; - Khu Công nghiệp Tây Bắc, huyện Củ Chi; - Công viên Văn hóa, quận Gò Vấp; - Khu vực sông Sài Gòn (gần khu Đô thị Vạn Phúc), Thành phố Thủ Đức (bắn trên xà lan); - Bắn trên xà lan di chuyển dọc sông Sài Gòn (đọan từ Cảng Khánh Hội đến khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn), Quận 4; - Khu vực Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè; - Quảng trường Trung tâm Hành chính, Quận 7; - Khu vực phường 28, quận Bình Thạnh (bắn trên xà lan); - Công viên Đầm Sen, Quận 11; - Khu chợ Bình Điền, Quận 8; - Công viên khu Dân cư 38ha, Quận 12; - Khu dân cư An Bình, quận Tân Phú; - Công viên Bình Phú, Quận 6. | Phủ sóng rộng rãi tại các khu dân cư | ||
20h45 | Toàn thành phố | Trình diễn 10.500 drone bay tạo hình | |
19h30 - 21h30 | Trụ sở UBND TP.HCM (Quận 1) | Chiếu ánh sáng 3D Mapping nghệ thuật đặc sắc |
(2) Lịch bắn pháo hoa 27/04 tại Hà Nội
Chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa rực rỡ vào tối 27/4/2025.
Đây là sự kiện thu hút đông đảo người dân Thủ đô Hà Nội, góp phần tạo không khí lễ hội vui tươi, đoàn kết và phấn khởi cho toàn thể cộng đồng.
Chi tiết lịch bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại Hà Nội ngày 27/4:
Ngày/Thời gian | Địa điểm | Loại pháo hoa | Đơn vị thực hiện |
Ngày 27/4/2025 21h45 - 22h00 | Sân khấu đa năng - Công viên Thống Nhất (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng) | 600 quả pháo hoa tầm cao và 90 giàn pháo hoa tầm thấp | Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội phối hợp cùng Công an TP.Hà Nội đảm bảo an toàn và an ninh |
Bên cạnh đó, thực hiện nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 39/CĐ-TTg năm 2025 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025 thì UBND TP. Hà Nội vừa giao các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị chủ động bám sát tình hình thực tế, đôn đốc, giám sát tổ chức thực hiện tốt nhất hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và có kế hoạch của từng đơn vị, địa phương trong dịp cao điểm này.
*Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
XEM THÊM:
Chính thức Lịch bắn pháo hoa ngày 26/4, 27/4 và 30/4 tại TP.HCM và Hà Nội?
Người lao động có thể xem bắn pháo hoa vào các dịp nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP có quy định:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Theo đó, người lao động có thể xem bắn pháo hoa vào các dịp sau đây:
- Tết Nguyên đán.
- Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Ngày Quốc khánh.
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
- Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
- Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Người lao động đi làm ngày lễ 30 4 được nhận mức lương bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, người lao động đi làm vào dịp lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 thì được hưởng mức lương cụ thể sau đây:
- Người lao động làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương/ngày lễ, bao gồm:
+ 100% lương của ngày làm việc bình thường
+ 300% tiền lương ngày lễ
- Người lao động làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương/ngày lễ, trong đó bao gồm:
+ 100% lương của ngày làm việc bình thường
+ 300% tiền lương ngày lễ
+ 30% lương làm việc vào ban đêm
+ 60% lương làm thêm giờ vào ban đêm.











- Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Đối tượng được hưởng mức lương hưu 45% là ai, mức lương hưu tối đa 75% là ai?
- Bỏ lương cơ sở, quyết định mở rộng quan hệ tiền lương của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nhằm mục đích gì?
- Tiếp tục nghỉ sau lễ 30 4 và 1 5 2025 đối với người lao động tại các doanh nghiệp trong những trường hợp nào?
- Hướng dẫn Cá nhân tự quyết toán thuế TNCN qua mạng (online) trên Thuedientu đầy đủ, chi tiết nhất?
- 05 tiêu chuẩn điều kiện để tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm những gì?