Chính thức dừng áp dụng mức lương cơ sở để điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc từ 1/7/2025 đúng không?

Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc không còn được điều chỉnh theo mức lương cơ sở đúng không?

Chính thức dừng áp dụng mức lương cơ sở để điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc từ 1/7/2025 đúng không?

Căn cứ theo Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Và căn cứ theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định như sau:

Điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính mức bình quân quy định tại Điều 72 của Luật này của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh như sau:
a) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, được điều chỉnh theo mức tham chiếu tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí;
b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính mức bình quân quy định tại Điều 72 của Luật này của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tham gia BHXH trước ngày 01/01/2016 thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc sẽ được điều chỉnh như sau:

- Hiện nay được điều chỉnh theo lương cơ sở.

- Từ 1/7/2025 sẽ thực hiện điều chỉnh theo mức tham chiếu.

Có thể thấy, sau khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 thì chính thức dừng áp dụng mức lương cơ sở để điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc mà thay vào đó là dùng mức tham chiếu.

Lưu ý: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 và người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Tin tức về lương hưu:

>>> Lương hưu tháng 9 năm 2024 là bao nhiêu?

>>> Lãnh lương hưu tháng 9 năm 2024 ở đâu?

>>> Nhận lương hưu tháng 9 2024 qua tài khoản vào ngày nào?

>>> BHXH TP.HCM chi trả lương hưu tháng 9 2024 vào ngày nào?

Tin tức về tiền lương:

>>> Chính xác tiền đề cốt lõi để thực hiện chính sách tiền lương mới là gì?

>>> Tiếp tục nâng lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau khi tăng lương cơ sở theo nguyên tắc gì?

>>> Thay đổi tiền lương hiện hưởng của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau năm 2026 làm tăng lương hưu không?

Chính thức dừng áp dụng mức lương cơ sở để điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc từ 1/7/2025 đúng không?

Chính thức dừng áp dụng mức lương cơ sở để điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc từ 1/7/2025 đúng không? (Hình từ Internet)

Người lao động nào được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
...
d) Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
...

Theo đó, người lao động được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc gồm:

- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

- Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;

- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;

- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 không hưởng tiền lương.

Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc từ 1/7/2025 là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...

Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc từ 1/7/2025 như sau:

- Đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản: 3%.

- Đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất: 22%

Lương cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bỏ lương cơ sở 2.34 triệu, tăng lương cho toàn bộ đối tượng cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào?
Lao động tiền lương
Tại sao điều chỉnh lương cơ sở làm tăng lương nhưng cải cách tiền lương thì chưa chắc?
Lao động tiền lương
Tăng mức lương khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu để thay thế mức lương cơ bản có đúng không?
Lao động tiền lương
Đổi lương cơ sở 2.34, lương công chức viên chức sẽ tăng giảm ra sao?
Lao động tiền lương
Không còn giữ mức tăng 30% lương cơ sở nữa mà sẽ thay bằng mức mới chiếm 70% tổng quỹ lương ra sao?
Lao động tiền lương
Sẽ tăng, giảm hay giữ lương cơ sở 2.34 triệu trong 2 năm tới rồi mới thực hiện cải cách tiền lương?
Lao động tiền lương
Không còn lương cơ sở 2.34 triệu sẽ thay đổi đáng kể về lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào?
Lao động tiền lương
Bảng lương theo lương cơ sở 2,34: Mức lương cao nhất, thấp nhất của quân nhân chuyên nghiệp là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
CBCCVC không còn được áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu để tính các khoản BHXH từ 1/7/2025 đúng không?
Lao động tiền lương
Bãi bỏ lương cơ sở xây dựng cơ cấu tiền lương mới đối với CBCCVC và LLVT theo Nghị quyết 27 khi nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương cơ sở
265 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương cơ sở

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem và tải trọn bộ các văn bản về Lương cơ sở 2024 Bảng lương giáo viên năm 2024: Tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào