Chi tiết khoản tiền thay lương cơ sở 2.34 triệu khi cải cách tiền lương cho 09 đối tượng chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Chi tiết khoản tiền thay lương cơ sở 2.34 triệu khi cải cách tiền lương cho 09 đối tượng chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị đã kết luận việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập.
Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi, trong đó sẽ thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở lên 30% từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng kể từ ngày 01/7/2024.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, từ 1/7/2024, chính thức áp dụng mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng.
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Một trong những yếu tố để cải cách tiền lương, xây dựng 05 bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cơ cấu tiền lương mới khi cải cách tiền lương như sau:
Lương = Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) + Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương)
Bên cạnh đó, bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Nếu tình hình phù hợp và không có gì thay đổi thì sau năm 2026 sẽ trình Trung ương xem xét đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp.
Trong trường hợp được thông qua thì sẽ xây dựng 5 bảng lương mới theo tinh thần Nghị quyết 27, một trong những yếu tố xây dựng bảng lương mới là sẽ xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể thay thế mức lương cơ sở và hệ số lương trong bảng lương mới. Trong đó, mức lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương.
05 bảng lương sẽ áp dụng đối với 09 đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- Công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
- Sĩ quan công an;
- Hạ sĩ quan nghiệp vụ công an;
- Chuyên môn kỹ thuật công an;
- Sĩ quan quân đội;
- Quân nhân chuyên nghiệp;
- Công nhân quốc phòng;
- Công nhân công an.
Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này, mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng có được tiếp tục tăng hay vẫn giữ đến khi cải cách tiền lương để thay thế bằng mức lương cơ bản còn phụ thuộc vào việc Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Xem toàn bộ bảng lương của CBCCVC và LLVT: Tại đây
Xem thêm: Đợt tăng lương hưu mới cho cán bộ, công chức viên chức và người lao động nghỉ hưu là khi nào?
Chính thức bỏ lương cơ sở, áp dụng 05 bảng lương mới thay 07 bảng hiện hành?
Chi tiết khoản tiền thay lương cơ sở 2.34 triệu khi cải cách tiền lương cho 09 đối tượng chiếm tỷ lệ bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động như thế nào khi cải cách tiền lương?
Theo tiểu mục 3.1.c Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 bảng lương mới khi cải cách tiền lương sẽ được thiết kế dựa trên 05 yếu tố như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới;
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này;
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp;
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước;
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy, một trong những yếu tố để xây dựng bảng lương mới khi cải cách tiền lương là thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
Đâu được xem là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
…
2. Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương
- Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện pháp luật cán bộ, công chức, viên chức; chọn lọc tiếp thu kinh nghiệm tốt của quốc tế, rà soát bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về vị trí việc làm và các tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức gắn với từng vị trí việc làm trong khu vực công để làm căn cứ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị trực tiếp xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, xác định cơ cấu công chức, viên chức, cấp bậc hàm sĩ quan; xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm và tinh giản biên chế theo các nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước đã được ban hành. Trên cơ sở đó, thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
…
Theo đó, một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện cải cách tiền lương là khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?