Chế độ tập sự viên chức có được quy định trong hợp đồng làm việc không?

Có quy định về chế độ tập sự viên chức trong hợp đồng làm việc không?

Chế độ tập sự viên chức có được quy định trong hợp đồng làm việc không?

Căn cứ tại Điều 26 Luật Viên chức 2010 quy định:

Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
h) Chế độ tập sự (nếu có);
i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức.
3. Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.

Theo đó, nội dung hợp đồng làm việc không bắt buộc quy định về chế độ tập sự viên chức.

Thời gian tập sự là 09 tháng được áp dụng đối với viên chức nào?

Chế độ tập sự viên chức có được quy định trong hợp đồng làm việc không?

Tập sự viên chức những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định:

Chế độ tập sự
...
3. Nội dung tập sự:
a) Nắm vững quy định của pháp luật viên chức về quyền, nghĩa vụ của viên chức, những việc viên chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập nơi công tác; nội quy, quy chế làm việc của đơn vị; chức trách, nhiệm vụ và yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
b) Trau dồi kiến thức và rèn luyện năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
4. Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng viên chức phải cử viên chức tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian thực hiện chế độ tập sự.
...

Theo đó, nội dung tập sự viên chức gồm:

- Nắm vững quy định của pháp luật viên chức về quyền, nghĩa vụ của viên chức, những việc viên chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập nơi công tác; nội quy, quy chế làm việc của đơn vị; chức trách, nhiệm vụ và yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;

- Trau dồi kiến thức và rèn luyện năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;

- Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Thời gian tập sự là 09 tháng được áp dụng đối với viên chức nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định:

Chế độ tập sự
1. Người được tuyển dụng vào viên chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng;
b) 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;
c) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi người được tuyển dụng vào viên chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.
...

Theo đó, thời gian tập sự là 09 tháng được áp dụng đối với trường hợp viên chức được tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;

Ngoài ra, chức danh nghề nghiệp bác sĩ có trình độ đào tạo đại học cũng áp dụng thời gian tập sự là 09 tháng.

Tập sự viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người tập sự viên chức được hưởng bao nhiêu % lương?
Lao động tiền lương
Phân công người hướng dẫn tập sự viên chức trong thời gian bao lâu?
Lao động tiền lương
Thời gian tập sự viên chức có tính vào thời gian xét nâng bậc lương không?
Lao động tiền lương
Người tập sự viên chức có được hưởng 100% mức lương không?
Lao động tiền lương
Người tập sự viên chức bị chấm dứt hợp đồng làm việc được trợ cấp bao nhiêu tháng lương?
Lao động tiền lương
Chế độ tập sự viên chức có được quy định trong hợp đồng làm việc không?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào phải tập sự viên chức trong 12 tháng?
Lao động tiền lương
Nội dung tập sự viên chức được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Chọn người hướng dẫn tập sự viên chức có cần điều kiện gì không?
Lao động tiền lương
Có cần tập sự viên chức khi được bố trí vào công việc trước đây đảm nhiệm không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tập sự viên chức
156 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tập sự viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tập sự viên chức

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Danh mục văn bản quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào