Cách tính thuế cho tiền thưởng Tết như thế nào?
Cách tính thuế cho tiền thưởng Tết như thế nào?
(1) Người lao động ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên
Tiền thưởng Tết sẽ được cộng chung với lương và các khoản thu nhập khác để tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Cụ thể như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tiền thưởng Tết + Lương và các khoản phụ cấp khác.
Căn cứ vào phương pháp rút gọn theo Phụ lục 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC để tính thuế TNCN, như sau:
(2) Người lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng hoặc không có hợp đồng
Căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, nếu tiền thưởng Tết được trả cho người lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng hoặc không có hợp đồng lao động, thuế TNCN sẽ được khấu trừ trực tiếp theo thuế suất 10% nếu tổng thu nhập từ một lần chi trả từ 2 triệu đồng trở lên.
XEM File Excel tính thuế TNCN từ tiền công, tiền lương: Tại đây
Cách tính thuế cho tiền thưởng Tết như thế nào?
Nghỉ việc cuối năm có được nhận thưởng tết hay không?
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thưởng tết khi nghỉ việc cuối năm như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo quy định trên, thưởng Tết không phải là khoản tiền bắt buộc mà doanh nghiệp phải chi trả cho người lao động. Việc có thưởng Tết hay không, thưởng Tết nhiều hay ít sẽ dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và đóng góp của người lao động trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải công khai quy chế thưởng sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động.
Do đó, để biết được người lao động nghỉ việc cuối năm có được nhận thưởng Tết hay không, người lao động cần kiểm tra kỹ 03 loại văn bản sau:
- Hợp đồng lao động.
- Thỏa ước lao động tập thể.
- Quy chế thưởng mà doanh nghiệp công bố.
Nếu hợp đồng hoặc quy chế thưởng hoặc thỏa ước lao động ghi rõ sẽ thưởng Tết kể cả khi nhân viên nghỉ việc cuối năm thì lúc này, doanh nghiệp buộc phải chi trả thưởng Tết cho người lao động. Mức thưởng sẽ dựa trên thỏa thuận mà các bên đã ghi nhận.
Trường hợp doanh nghiệp trốn tránh không trả như đã thỏa thuận dù người lao động đã khiếu nại thì người lao động có thể khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết và đòi lại quyền lợi chính đáng.
Còn nếu tất cả văn bản đã đề cập không ghi rõ có được thưởng Tết hay không, người lao động nên nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo và tác động thêm ở phía công đoàn để dễ thương lượng.
Tuy nhiên, một khi đã không thỏa thuận rõ thì doanh nghiệp có thưởng hay không là do họ quyết định chứ người lao động không thể can thiệp bằng pháp luật để đòi thưởng Tết.
Công ty không công bố công khai quy chế thưởng tết cho người lao động trước khi thực hiện sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
...
Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động không công bố quy chế thưởng tết cho người lao động trước khi thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi (quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Như vậy, trường hợp không công bố quy chế thưởng tết cho người lao động trước khi thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?