Các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể được tiến hành trên cơ sở gì?
- Các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể được tiến hành trên cơ sở gì?
- Hội đồng thương lượng tập thể bao gồm những ai?
- Việc thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia phải tuân theo nguyên tắc gì?
- Các nội dung để tiến hành thương lượng tập thể là những nội dung nào?
Các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể được tiến hành trên cơ sở gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể
1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng tập thể.
...
Chiếu theo quy định trên, việc các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia sẽ được tiến hành dựa trên cơ sở đồng thuận của các bên tham gia thương lượng tập thể.
Theo đó, các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng tập thể.
Các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể được tiến hành trên cơ sở gì?
Hội đồng thương lượng tập thể bao gồm những ai?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Bộ luật Lao động 2019, khi nhận được yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tổ chức việc thương lượng tập thể.
Theo đó, thành phần Hội đồng thương lượng tập thể bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng do các bên quyết định và có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể, hỗ trợ cho việc thương lượng tập thể của các bên;
- Đại diện các bên thương lượng tập thể do mỗi bên cử. Số lượng đại diện mỗi bên thương lượng tham gia Hội đồng do các bên thỏa thuận;
- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Việc thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia phải tuân theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 72 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia
1. Nguyên tắc, nội dung thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.
...
Chiếu theo quy định trên, việc thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia phải tuân theo nguyên tắc quy định tại Điều 66 Bộ luật Lao động 2019.
Theo đó, Điều 66 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc thương lượng tập thể
Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.
Như vậy, việc thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.
Các nội dung để tiến hành thương lượng tập thể là những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 67 Bộ luật Lao động 2019 quy định
Nội dung thương lượng tập thể
Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
4. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
5. Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
6. Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
8. Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Chiếu theo quy định trên, các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành thương lượng tập thể:
- Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
- Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
- Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
- Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
- Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
- Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.











- Bộ chính trị chốt sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã theo 6 tiêu chí nào tại Tờ trình 624? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Quyết định 759: Chốt tiêu chuẩn cán bộ công chức của chính quyền địa phương cấp xã do ai hướng dẫn?
- Phương án nhân sự tại Kết luận 150 của Bộ Chính trị dành cho đối tượng nào?
- Chỉ thị số 45 CT TW của Bộ Chính trị: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí Thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là bao nhiêu?
- Sáp nhập tỉnh mới nhất: Những tỉnh thành được ưu tiên sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?