Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước thì có ảnh hưởng đến phụ cấp cán bộ, công chức viên chức không?
Bội chi ngân sách nhà nước là gì?
Theo Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
2. Cam kết bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước là sự chấp thuận theo quy định của pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bố trí dự toán chi năm sau hoặc các năm sau cho chương trình, dự án, nhiệm vụ.
...
Theo đó bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh.
Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương.
Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước thì có ảnh hưởng đến phụ cấp cán bộ, công chức viên chức không? (Hình từ Internet)
Cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước thì có ảnh hưởng đến phụ cấp cán bộ, công chức viên chức không?
Theo Điều 1 Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 quy định:
Điều 1.
Tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn thu phí được khấu trừ để lại, nguồn thu sự nghiệp, thu khác được để lại theo chế độ được giao đầu năm 2024 để chi thường xuyên của các đơn vị dự toán thuộc các Bộ, cơ quan ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi loại trừ các khoản sau:
1. Các khoản chi lương, có tính chất tiền lương và các khoản chi cho con người.
2. Các khoản chi theo các cam kết quốc tế;
3. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ mua sắm, sửa chữa theo các hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã ký hợp đồng trước ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết này và tiếp tục thực hiện trong năm 2024; các gói thầu đã được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết này.
4. Kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm.
Dẫn chiếu Mục 1 Phụ lục kèm theo Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 quy định:
1. Các khoản chi lương, có tính chất tiền lương và các khoản chi cho con người
a) Số tiết kiệm 10% dành để cải cách tiền lương dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao theo quy định;
b) Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi có tính chất lương;
c) Kinh phí thực hiện các chế độ chính sách an sinh xã hội đã được cấp có thẩm quyền quyết định; các khoản chi cho con người theo chế độ (bao gồm: kinh phí tinh giản biên chế; học bổng, chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên; chi hỗ trợ nhân sỹ khó khăn; tiền ăn, tiền thưởng theo chế độ quy định, tiền thuê chuyên gia, tiền công và các khoản chi cho con người khác; tiền công và các khoản chi cho con người của các cuộc điều tra thống kê, thực hiện các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; các khoản phụ cấp đặc thù của từng ngành kể cả bằng tiền và hiện vật; kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí theo chế độ quy định; quỹ nhuận bút, giải thưởng văn học, nghệ thuật...);
Theo đó các khoản chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi có tính chất lương sẽ không thuộc nội dung bị cắt giảm tiết kiệm.
Vì vậy khi cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước thì phụ cấp của cán bộ công chức viên chức không bị ảnh hưởng.
Cán bộ, công chức viên chức có các quyền gì về tiền lương và liên quan đến tiền lương?
Theo Điều 12 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định thì cán bộ công chức có các quyền về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:
- Cán bộ, công chức được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra còn được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương gồm:
- Viên chức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ngoài ra còn được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?