Cách mạng là gì? Ví dụ về các cuộc cách mạng? Người có công với cách mạng bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi trong trường hợp nào?
Cách mạng là gì? Ví dụ về các cuộc cách mạng?
Cách mạng là một quá trình thay đổi lớn và căn bản trong xã hội, thường được thực hiện thông qua các hoạt động đấu tranh nhằm lật đổ chế độ cũ và xây dựng một chế độ mới tiến bộ hơn. Cách mạng có thể diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa, và công nghệ.
- Các đặc điểm chính của cách mạng:
+ Thay đổi cơ bản: Cách mạng thường dẫn đến những thay đổi lớn và sâu sắc trong cấu trúc xã hội và các thể chế chính trị.
+ Đấu tranh liên tục: Quá trình cách mạng thường bao gồm các hoạt động đấu tranh liên tục của nhân dân hoặc các tổ chức.
+ Mục tiêu tiến bộ: Mục tiêu của cách mạng là thay thế chế độ cũ bằng một chế độ mới tiến bộ hơn về cơ cấu và tính chất.
- Ví dụ về các cuộc cách mạng:
+ Cách mạng Pháp 1789: Lật đổ chế độ quân chủ và thiết lập nền cộng hòa.
+ Cách mạng Tháng Mười Nga 1917: Lật đổ chế độ Nga hoàng và thiết lập nền Cộng hòa Xô viết.
+ Cách mạng Công nghiệp: Thay đổi lớn trong sản xuất và công nghệ, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Cách mạng là gì? Ví dụ về các cuộc cách mạng? (Hình từ Internet)
Người có công với cách mạng bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi trong trường hợp nào?
Theo Điều 54 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định:
Tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng
Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi thì bị tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định sau đây:
1. Người phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia và bị phạt tù có thời hạn thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi;
2. Người xuất cảnh trái phép, mất tích thì bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi trong thời gian xuất cảnh, mất tích;
3. Người có công với cách mạng mà tham gia các hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước; đào ngũ, phản bội, chiêu hồi thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi;
4. Người phạm tội thuộc một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân, tử hình thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật;
5. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 bị khai trừ ra khỏi Đảng thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bị khai trừ;
6. Người có công với cách mạng bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này vì phạm tội do lỗi cố ý thì thân nhân của họ cũng bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi.
Người có công với cách mạng bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này thì thân nhân của họ cũng bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi.
Theo đó người có công với cách mạng bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi trong các trường hợp sau:
- Người phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia và bị phạt tù có thời hạn thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù;
- Người xuất cảnh trái phép, mất tích thì bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi trong thời gian xuất cảnh, mất tích;
- Ngoài ra người có công với cách mạng bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia và bị phạt tù có thời hạn do lỗi cố ý thì thân nhân của họ cũng bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi.
Người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi nào?
Theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi sau: Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần.
Ngoài ra, người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi khác, bao gồm:
- Bảo hiểm y tế.
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.
- Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm.
- Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.
- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.
- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.
- Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?