Ai được nhận trợ cấp thất nghiệp tối đa gần 300 triệu từ 1/7 khi tăng lương cơ sở?
Ai được nhận trợ cấp thất nghiệp tối đa gần 300 triệu từ 1/7 khi tăng lương cơ sở?
Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo công thức sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Trong đó: mức hưởng tối đa mỗi tháng của người lao động được xác định như sau:
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức hưởng tối đa hằng tháng = 5 x mức lương cơ sở
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 1/7/2024)
Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng của người lao động từ 1/7/2024 như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng = 5 x 2,34 triệu đồng = 11,7 triệu đồng/tháng
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
Mức hưởng tối đa hằng tháng = 5 x mức lương tối thiểu vùng
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Vùng 1 | 4.960.000 |
Vùng 2 | 4.410.000 |
Vùng 3 | 3.860.000 |
Vùng 4 | 3.450.000 |
Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng của người lao động tại từng vùng được xác định như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng |
Vùng 1 | 4.960.000 | 24.800.000 |
Vùng 2 | 4.410.000 | 22.050.000 |
Vùng 3 | 3.860.000 | 19.300.000 |
Vùng 4 | 3.450.000 | 17.250.000 |
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 năm trở lên thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động như sau:
Đối tượng | Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa (đơn vị: đồng/người) |
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định | 140.400.000 |
Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng 1 | 297.600.000 |
Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng 2 | 264.600.000 |
Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng 3 | 231.600.000 |
Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng 4 | 207.000.000 |
Theo đó, người lao động sẽ được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp tối đa lên đến gần 300 triệu đồng (cụ thể là 297.600.000 đồng) nếu:
- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 năm trở lên theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng 1.
Xem thêm: Không được rút BHXH 1 lần từ 1/7/2025 có đúng không?
Ai được nhận trợ cấp thất nghiệp tối đa gần 300 triệu từ 1/7 khi tăng lương cơ sở? (Hình từ Internet)
Vùng 1 gồm những địa bàn nào?
Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
Theo đó, những người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại vùng 1 sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất, cụ thể làm việc tại các địa bàn sau đây:
- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các thành phố Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;
- Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An.
Xác định tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng cách nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH) quy định như sau:
Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày, trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.
Ví dụ 4: Ông Cao Văn D được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 05 tháng, từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/5/2022. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau:
Tháng hưởng thứ nhất là từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/01/2022;
Tháng hưởng thứ hai là từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 28/02/2022;
Tháng hưởng thứ ba là từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 31/3/2022;
Tháng hưởng thứ tư là từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 30/4/2022;
Tháng hưởng thứ năm là từ ngày 01/5/2022 đến hết ngày 31/5/2022.
...
Theo đó, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch.
Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày, trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?