08 chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội gồm những chính sách gì?

Những chính sách cuả Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội gồm những chính sách nào?

08 chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội gồm những chính sách gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định các chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm trợ cấp hưu trí xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung để hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; có chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà bị mất việc làm.

- Ngân sách nhà nước bảo đảm các chế độ của trợ cấp hưu trí xã hội và một số chế độ khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

- Bảo hộ, bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội.

- Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Khuyến khích các địa phương tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thêm tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

- Hoàn thiện pháp luật và chính sách về bảo hiểm xã hội; phát triển hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch và hiệu quả; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, giao dịch điện tử và yêu cầu quản lý về bảo hiểm xã hội.

- Khuyến khích tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.

08 chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội gồm những chính sách gì?

08 chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội gồm những chính sách gì? (Hình từ Internet)

Người tham gia bảo hiểm xã hội có được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội không ?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

Quyền của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
a) Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
c) Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật;
đ) Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
e) Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
g) Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội gồm:

- Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:

+ Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

+ Theo dõi việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình;

+ Thực hiện việc kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ thông tin theo đúng quy định về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.

- Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, quy định khác về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Hoàn trả tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định việc hưởng không đúng quy định;

+ Định kỳ hằng năm, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền để thực hiện việc xác minh thông tin đủ điều kiện thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội gồm những quyền nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền gồm:

- Nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện;

- Hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; đang hưởng chế độ quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

- Được thanh toán phí giám định y khoa đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

- Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện bảo hiểm xã hội. Trường hợp ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và chế độ khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì văn bản ủy quyền có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực;

- Đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên nếu có nhu cầu thì được cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam;

- Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về hưởng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;

- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

- Từ chối hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.

Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Cơ quan nào ban hành mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Lao Động Tiền Lương
08 chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội gồm những chính sách gì?
Lao Động Tiền Lương
Người tham gia bảo hiểm xã hội được cơ quan nào xác nhận thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội?
Lao Động Tiền Lương
Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Các chế độ của 2 loại bảo hiểm này là gì?
Lao Động Tiền Lương
Tỷ lệ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bắt buộc có khác nhau theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Lao Động Tiền Lương
Cơ quan nào điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội?
Lao Động Tiền Lương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội không? Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là khi nào?
Lao Động Tiền Lương
Công đoàn có quyền kiểm tra việc đóng tiền bảo hiểm của công ty không?
Lao Động Tiền Lương
Công ty có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không?
Lao động tiền lương
Trình tự khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm xã hội
22 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào