06 hình thức tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội năm 2025, cụ thể ra sao?

Các hình thức tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội hiện nay là những hình thức nào?

06 hình thức tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội năm 2025, cụ thể ra sao?

Ngày 21/4/2025, BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch 529/KH-BHXH năm 2025 về công tác tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2025.

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 3 Kế hoạch 529/KH-BHXH năm 2025 có nêu các hình thức tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội năm 2025, cụ thể sau đây:

- Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, đối thoại, tư vấn, giải đáp chính sách

- Tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn, giải đáp qua các phương tiện truyền thông của hệ thống BHXH Việt Nam

- Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở

- Tuyên truyền qua các sản phẩm tuyên truyền chính sách

- Tổ chức các hoạt động: tập huấn, kiểm tra, hướng dẫn; khảo sát, đánh giá sự hài lòng; hoạt động hỗ trợ tới nhóm người yếu thế

- Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khác.

06 hình thức tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội năm 2025, cụ thể ra sao?

06 hình thức tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội năm 2025, cụ thể ra sao?

Người tham gia bảo hiểm xã hội có được khiếu nại về bảo hiểm xã hội không?

Theo điểm g khoản 1 Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

Quyền của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
a) Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
c) Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật;
đ) Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
e) Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
g) Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội có được khiếu nại về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Có mấy chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 1/7/2025?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về các chế độ BHXH như sau:

Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.

Theo đó, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

- Ốm đau;

- Thai sản;

- Hưu trí;

- Tử tuất;

- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?

Căn cứ theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác định và theo dõi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 2 của Luật này; đôn đốc và hướng dẫn việc lập hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vận động để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Các cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành về lao động, dân cư, thuế, đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan đến người tham gia và người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

- Cơ quan bảo hiểm xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác định và theo dõi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định; đôn đốc và hướng dẫn việc lập hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Các cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành về lao động, dân cư, thuế, đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan đến người tham gia và người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.

*Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
06 hình thức tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội năm 2025, cụ thể ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Hỗ trợ, tư vấn, giải đáp bảo hiểm xã hội 2025 qua các phương tiện truyền thông của hệ thống BHXH Việt Nam thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Cơ quan nào ban hành mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Lao Động Tiền Lương
08 chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội gồm những chính sách gì?
Lao Động Tiền Lương
Người tham gia bảo hiểm xã hội được cơ quan nào xác nhận thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội?
Lao Động Tiền Lương
Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Các chế độ của 2 loại bảo hiểm này là gì?
Lao Động Tiền Lương
Tỷ lệ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bắt buộc có khác nhau theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Lao Động Tiền Lương
Cơ quan nào điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội?
Lao Động Tiền Lương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội không? Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là khi nào?
Lao Động Tiền Lương
Công đoàn có quyền kiểm tra việc đóng tiền bảo hiểm của công ty không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm xã hội
6 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào