03 mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm mới nhất hiện nay? Nhiệm vụ của Trưởng thôn là gì?
03 mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm mới nhất hiện nay?
Xem thêm:
>> Mẫu biên bản họp kiểm điểm chi bộ cuối năm của CBCCVC
Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm mới nhất hiện nay là mẫu 01-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 như sau:
Tải mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất Tại
Tham khảo thêm 02 mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn
Mẫu 1: Tại
Mẫu 2: Tại
03 mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm mới nhất hiện nay?
Tập thể có trách nhiệm gì trong kiểm điểm cuối năm?
Căn cứ tại Điều 8 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định:
Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm
1. Đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu
1.1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm điểm hằng năm tại địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
1.2. Yêu cầu bổ sung các nội dung kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý khi cần thiết.
1.3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm sau kiểm điểm.
2. Đối với cá nhân
2.1. Phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, nêu cao trách nhiệm, sự gương mẫu trong kiểm điểm.
2.2. Kiểm điểm trung thực, thẳng thắn, khách quan, thực chất các nội dung theo quy định.
3. Cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả kiểm điểm của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ; kịp thời gợi ý kiểm điểm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; yêu cầu cấp dưới kiểm điểm lại khi chưa bảo đảm nội dung yêu cầu theo quy định.
Theo đó, trong kiểm điểm cuối năm, tập thể có trách nhiệm sau đây:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm điểm hằng năm tại địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
- Yêu cầu bổ sung các nội dung kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý khi cần thiết.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm sau kiểm điểm.
Nhiệm vụ của Trưởng thôn là gì?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
1. Nhiệm vụ:
a) Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
d) Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;
e) Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
2. Quyền hạn:
a) Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
b) Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Theo đó, nhiệm vụ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là:
- Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định.
- Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
- Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;
- Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?