03 hoạt động của Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên là gì?

Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên được quy định như thế nào? Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động nào?

03 hoạt động của Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Việc làm 2013 quy định:

Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.
2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:
a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;
b) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
c) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.
3. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

Theo đó, Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau:

- Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;

- Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

- Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

03 hoạt động của Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên là gì?

03 hoạt động của Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên thông qua hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định:

Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề
Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
2. Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Theo đó, thành niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

- Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH quy định nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên như sau:

- Thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP mà được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ đào tạo nghề (sau đây gọi là Thẻ) thì được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH tiếp nhận, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp và chi hỗ trợ các nội dung sau:

+ Chi hỗ trợ đào tạo quy định tại Điều 10 Thông tư 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

+ Chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.

- Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.

- Trong thời gian đào tạo nghề, nếu thanh niên thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên đó thôi học.

Hỗ trợ tạo việc làm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
03 hoạt động của Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên là gì?
Lao động tiền lương
Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động từ Quỹ quốc gia được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua những hoạt động nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hỗ trợ tạo việc làm
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào