02 tiêu chuẩn để nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức là gì?

Theo quy định tại Thông tư 08, 02 tiêu chuẩn để nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức là gì?

02 tiêu chuẩn để nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định:

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
...
2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
a) Đối với cán bộ, công chức:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
b) Đối với viên chức và người lao động:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
...
4. Trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức) thì thời gian này được tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên như sau:
a) Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam do oan, sai được tính lại vào thời gian để xét nâng bậc lương;
b) Không thực hiện kéo dài thời gian xét nâng bậc lương đối với các hình thức kỷ luật do oan, sai;
c) Được truy lĩnh tiền lương, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các bậc lương đã được tính lại.

Theo đó, 02 tiêu chuẩn để nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức như sau:

- Đối với cán bộ, công chức

+ Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

+ Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

- Đối với viên chức

+ Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

+ Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

02 tiêu chuẩn để nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức là gì?

02 tiêu chuẩn để nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức là gì? (Hình từ Internet)

Thời gian nghỉ việc riêng có được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên không?

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định:

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
...
c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
- Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).
- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
- Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.
- Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.
...

Như vậy, thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Những đối tượng nào không được áp dụng để xét nâng bậc lương thường xuyên theo quy định tại Thông tư 08?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định:

Phạm vi và đối tượng
...
2. Đối tượng không áp dụng:
a) Cán bộ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
b) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.
c) Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

Theo đó, những đối tượng không được áp dụng để xét nâng bậc lương thường xuyên gồm:

(1) Cán bộ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.

(2) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định 33/2023/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định 33/2023/NĐ-CP.

(3) Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định 33/2023/NĐ-CP.

Nâng bậc lương thường xuyên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
02 tiêu chuẩn để nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức là gì?
Lao Động Tiền Lương
Thời gian thực tập có được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên không?
Lao Động Tiền Lương
Nâng bậc lương thường xuyên có cần lập hội đồng xét duyệt? Quy trình nâng bậc lương thường xuyên diễn ra như thế nào?
Lao động tiền lương
Năm 2025, điều kiện để nâng bậc lương thường xuyên đối với viên chức là gì?
Lao động tiền lương
Thời gian tập sự có được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên không?
Lao động tiền lương
07 khoảng thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên của CBCCVC là gì?
Lao động tiền lương
Thời gian đi công tác vượt quá thời hạn cho phép có được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên không?
Lao động tiền lương
Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương có được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên cho CBCCVC không?
Lao động tiền lương
09 đối tượng áp dụng 05 bảng lương mới được nâng bậc lương thường xuyên từ 1/7/2024 ra sao?
Lao động tiền lương
Để được xét nâng bậc lương thường xuyên, công chức có trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống phải đảm bảo thời gian giữ bậc là bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nâng bậc lương thường xuyên
4 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào