PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Tìm thấy 9339 thuật ngữ
Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường

Là hệ thống thông tin phục vụ các nghiệp vụ về quản lý, lưu trữ, cung cấp, khai thác sử dụng hồ sơ, tài liệu tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ lưu trữ điện tử

Là tập hợp các tài liệu điện tử có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tài liệu lưu trữ truyền thống

Là tài liệu về tài nguyên và môi trường được lựa chọn để lưu trữ nhưng không phải là tài liệu điện tử.

Đơn vị thực hiện nhiệm vụ về thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường

Là đơn vị được cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc được giao nhiệm vụ thu thập, quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường theo lĩnh vực hoặc theo địa bàn.

Danh mục thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường

Là phần rút gọn của dữ liệu đặc tả, được công bố để phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường.

Dữ liệu đặc tả về thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường

Là thông tin mô tả nội dung, định dạng, ngữ cảnh, lịch sử hình thành, hình thức khai thác sử dụng và các đặc tính khác nhằm phục vụ quá trình quản lý, tìm kiếm và lưu trữ hồ sơ, tài liệu tài nguyên và môi trường.

Danh sách thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường

Là liệt kê các đối tượng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường để thực hiện công tác thu thập, lưu trữ, bảo quản, công bố, cung cấp và sử dụng.

Bảo lưu kết quả học tập

Là việc nhà trường giữ nguyên kết quả người học đã học và thi đạt yêu cầu đối với các môn học, mô-đun trong một khoảng thời gian nhất định khi người học được tạm dừng chương trình đào tạo. Kết quả học tập các môn học, mô-đun bảo lưu được tính khi xếp loại kết quả học tập và đánh giá xếp loại tốt nghiệp.

Đơn có nội dung về công tác biên chế, công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác chính sách, công tác bảo hiểm trong Công an nhân dân

Là việc cán bộ, chiến sĩ Công an đề nghị Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Kiến nghị, phản ánh (trong Công an nhân dân)

Là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật, công tác quản lý các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị Công an.

Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thi hành án hình sự (trong Công an nhân dân)

Là việc người khiếu nại đề nghị cấp có thẩm quyền trong Công an nhân dân xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thi hành án hình sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 176 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng hình sự (trong Công an nhân dân)

Là việc người khiếu nại đề nghị cấp có thẩm quyền trong Công an nhân dân xem xét lại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 469 và Điều 470 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an

Là việc người khiếu nại đề nghị cấp có thẩm quyền trong Công an nhân dân xem xét lại quyết định kỷ luật khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục

Là các hoạt động nhằm giúp người học tích lũy kiến thức, kỹ năng để thúc đẩy tư duy đổi mới, sáng tạo hình thành các ý tưởng, giải pháp mới tạo giá trị cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Nhà nhập khẩu (trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN)

Là cá nhân hoặc pháp nhân thường trú hoặc có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên, nơi hàng hóa được nhập khẩu bởi chính nhà nhập khẩu đó.

Nhà xuất khẩu đủ điều kiện (trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN)

Là nhà xuất khẩu được cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu cấp Văn bản chấp thuận.

Nhà xuất khẩu (trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN)

Là cá nhân hoặc pháp nhân thường trú hoặc có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên, nơi hàng hóa được xuất khẩu bởi chính nhà xuất khẩu đó.

C/O điện tử

Là C/O được xây dựng theo tài liệu “Hướng dẫn Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử” và được truyền theo phương thức điện tử giữa các Nước thành viên thông qua Cơ chế một cửa ASEAN theo các quy định về an toàn và bảo mật thông, tin nêu tại Điều 9 của Nghị định thư về Khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN năm 2015.

Tổ chức cấp C/O

Là cơ quan, tổ chức được Chính phủ Nước thành viên xuất khẩu giao hoặc ủy quyền cấp C/O.

Đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng trên cao, ra đa thời tiết, ô-dôn và bức xạ cực tím

Là hoạt động xác định bằng định lượng điểm số đạt được trên tổng số điểm chuẩn và xếp loại chất lượng tài liệu.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.39.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!