Xây dựng các chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật theo nguyên tắc có được ngân sách hỗ trợ hay không?
Xây dựng các chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật theo nguyên tắc có được ngân sách hỗ trợ hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức đoàn thể ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để triển khai thực hiện một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, trọng điểm, bao gồm các hoạt động:
a) Chi tổ chức tập huấn văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Xây dựng các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật đăng trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp;
c) Chi cho Tủ sách pháp luật; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ trọng điểm của các Chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và theo các quy định tại Thông tư liên tịch này.
Theo đó, ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để triển khai thực hiện một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, trọng điểm.
Trong đó có việc xây dựng các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật đăng trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
Như vậy, xây dựng các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật đăng trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí.
Giáo dục pháp luật
Đơn vị nào sẽ có trách nhiệm đảm bảo kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Nguồn kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
Theo đó, kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Các hoạt động chỉ đạo và kiểm tra để phổ biến giáo dục pháp luật có được chi trả hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:
Nội dung chi
1. Chi hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các cấp, Ban chỉ đạo các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm:
a) Chi tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ, các phiên họp định kỳ, đột xuất, phiên họp tư vấn của Hội đồng, Ban chỉ đạo;
b) Chi văn phòng phẩm và biên soạn tài liệu phục vụ các hoạt động của Hội đồng, Ban chỉ đạo;
c) Chi các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra;
d) Chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng.
2. Chi thực hiện công tác thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm:
a) Xây dựng chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện truyền thông trên báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, tập san, bản tin, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề, làm bảng thông tin và hộp tin;
b) Thực hiện thông cáo báo chí, bao gồm: Chi biên soạn tài liệu và văn phòng phẩm phục vụ hoạt động thông cáo báo chí; chi tổ chức họp báo, phát hành, đăng tải thông cáo báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông qua băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác;
d) Thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, bao gồm: biên soạn tin, bài phục vụ việc phát thanh; thù lao cho phát thanh viên; hỗ trợ trang bị hoặc thuê trang thiết bị phục vụ việc phát thanh tin, bài phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
...
Theo đó, việc chi các hoạt động chỉ đạo và kiểm tra sẽ nằm trong nội dung chi của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các cấp, Ban chỉ đạo các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?