Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
- Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
- Vụ Pháp chế có trách nhiệm như thế nào trong việc phổ biến và giáo dục pháp luật đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính?
- Nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành lấy từ đâu?
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục I Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BTC năm 2024 về mục đích và yêu cầu như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật, nhất là các luật mới ban hành đến cán bộ, công chức tài chính; các cơ quan, tổ chức, cá nhân để nắm bắt và tổ chức thực thi hiệu quả; gắn phổ biến pháp luật với xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính.
2. Yêu cầu:
- Kịp thời phổ biến, tuyên truyền luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực tài chính mới ban hành, đáp ứng kịp thời nhu cầu nắm bắt, tìm hiểu văn bản quy phạm pháp luật của các đối tượng thi hành; tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm hiệu quả công tác này;
- Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính, phát huy thế mạnh của từng đơn vị và huy động sự tham gia tích cực của báo, tạp chí ngành. Gắn hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật với hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, công tác soạn thảo văn bản, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng.
Như vậy, mục đích của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật, nhất là các luật mới ban hành đến cán bộ, công chức tài chính; các cơ quan, tổ chức, cá nhân để nắm bắt và tổ chức thực thi hiệu quả; gắn phổ biến pháp luật với xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính.
Các yêu cầu đối với kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật bao gồm:
+ Kịp thời phổ biến, tuyên truyền luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực tài chính mới ban hành, đáp ứng kịp thời nhu cầu nắm bắt, tìm hiểu văn bản quy phạm pháp luật của các đối tượng thi hành; tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm hiệu quả công tác này;
+ Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính, phát huy thế mạnh của từng đơn vị và huy động sự tham gia tích cực của báo, tạp chí ngành. Gắn hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật với hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, công tác soạn thảo văn bản, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng.
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Vụ Pháp chế có trách nhiệm như thế nào trong việc phổ biến và giáo dục pháp luật đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BTC năm 2024 về trách nhiệm của Vụ Pháp chế như sau:
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai; tổ chức kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và đánh giá công tác phổ biến giáo dục pháp luật đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
Thực hiện đăng tải kịp thời các thông tin về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thuộc lĩnh vực tài chính và các nội dung khác có liên quan.
2. Các Tổng cục và tương đương có trách nhiệm xác định mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị mình để xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong hệ thống cho phù hợp.
3. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm:
3.1. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể đối với các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại mục II Kế hoạch này.
...
Như vậy, Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và đánh giá công tác phổ biến và giáo dục pháp luật đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
Ngoài ra, Vụ Pháp chế còn phải thực hiện đăng tải kịp thời các thông tin về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thuộc lĩnh vực tài chính và các nội dung khác có liên quan.
Nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành lấy từ đâu?
Căn cứ theo quy định về kinh phí thực hiện kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật tại tiểu mục 4 Mục III Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BTC năm 2024 như sau:
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
4. Kinh phí thực hiện:
(i) Kinh phí thực hiện được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 56/2023/TT-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
(ii) Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật được cân đối bố trí trong phạm vi dự toán chi thường xuyên được giao năm 2024 của các đơn vị dự toán thuộc Bộ.
Như vậy, để thực hiện kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật nguồn kinh phí được chi thuộc dự toán chi thường xuyên được giao năm 2024 của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?