Dao động điện áp là gì? Yêu cầu trong vận hành hệ thống điện đối với dao động điện áp là gì theo Thông tư 05?
Dao động điện áp là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 05/2025/TT-BCT quy định như sau:
Giải thích điều ngữ
...
8. Công suất khả dụng của tổ máy phát điện là công suất phát thực tế cực đại của tổ máy phát điện có thể phát ổn định, liên tục trong một khoảng thời gian xác định.
9. Công suất định mức của hệ thống pin lưu trữ là công suất điện xoay chiều tối đa có thể phát và thu được của hệ thống pin lưu trữ được tính toán và công bố, phù hợp với công suất điện một chiều của pin lưu trữ.
10. Dao động điện áp là sự biến đổi biên độ điện áp so với điện áp danh định trong thời gian dài hơn 01 phút.
11. DIM (viết tắt theo tiếng Anh: Dispatch Instruction Management) là hệ thống quản lý thông tin lệnh điều độ giữa cấp điều độ có quyền điều khiển với nhà máy điện hoặc Trung tâm Điều khiển các nhà máy điện.
12. Dải chết của hệ thống điều tốc là dải tần số mà khi tần số hệ thống điện thay đổi trong phạm vi đó thì hệ thống điều tốc của tổ máy phát điện không có phản ứng hoặc tác động để tham gia điều chỉnh tần số sơ cấp.
...
Theo đó, dao động điện áp là sự biến đổi biên độ điện áp so với điện áp danh định trong thời gian dài hơn 01 phút.
Dao động điện áp là gì? Yêu cầu trong vận hành hệ thống điện đối với dao động điện áp là gì theo Thông tư 05? (Hình từ Internet)
Yêu cầu trong vận hành hệ thống điện đối với dao động điện áp là gì theo Thông tư 05?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 05/2025/TT-BCT quy định yêu cầu trong vận hành hệ thống điện đối với dao động điện áp như sau:
- Dao động điện áp tại điểm đấu nối trên lưới điện truyền tải do phụ tải dao động gây ra không được vượt quá 2,5 % của điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi giá trị điện áp vận hành cho phép đối với từng cấp điện áp được quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2025/TT-BCT.
- Dao động điện áp tại điểm đấu nối trên lưới điện phân phối do phụ tải của khách hàng sử dụng điện dao động hoặc do thao tác thiết bị đóng cắt trong nội bộ nhà máy điện gây ra không được vượt quá 2,5% điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi giá trị điện áp vận hành cho phép được quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2025/TT-BCT.
- Trong trường hợp chuyển nấc phân áp dưới tải bằng tay, dao động điện áp tại điểm đấu nối với phụ tải không được vượt quá giá trị điều chỉnh điện áp của nấc phân áp máy biến áp điều áp dưới tải.
- Cho phép mức điều chỉnh điện áp mỗi lần tối đa là 5 % giá trị điện áp danh định, với điều kiện việc điều chỉnh điện áp không được gây ra hỏng hóc thiết bị trên hệ thống truyền tải điện và thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải.
Độ lệch điện áp vận hành cho phép trong chế độ vận hành bình thường được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 05/2025/TT-BCT quy định như sau:
Điện áp
1. Các cấp điện áp danh định:
a) Trong lưới điện truyền tải bao gồm 500 kV, 220 kV.
b) Trong hệ thống phân phối điện bao gồm 110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,38 kV.
2. Độ lệch điện áp vận hành cho phép trong chế độ vận hành bình thường:
a) Độ lệch điện áp vận hành cho phép trên lưới điện 500kV so với điện áp danh định là ± 05%.
b) Độ lệch điện áp vận hành cho phép trên lưới điện 220kV so với điện áp danh định là + 10% và - 05%;
c) Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại thanh cái trên lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện so với điện áp danh định là + 10% và - 05%;
d) Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối vào lưới điện phân phối so với điện áp danh định như sau:
- Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ± 05%;
- Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là + 10% và - 05%;
- Trường hợp nhà máy điện và khách hàng sử dụng điện đấu nối vào cùng một thanh cái, đường dây trên lưới điện phân phối thì điện áp tại điểm đấu nối do Đơn vị phân phối điện quản lý vận hành lưới điện khu vực quyết định đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật vận hành lưới điện phân phối và đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hàng sử dụng điện theo quy định.
...
Theo đó, độ lệch điện áp vận hành cho phép trong chế độ vận hành bình thường:
(1) Độ lệch điện áp vận hành cho phép trên lưới điện 500kV so với điện áp danh định là ± 05%.
(2) Độ lệch điện áp vận hành cho phép trên lưới điện 220kV so với điện áp danh định là + 10% và - 05%;
(3) Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại thanh cái trên lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện so với điện áp danh định là + 10% và - 05%;
(4) Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối vào lưới điện phân phối so với điện áp danh định như sau:
- Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ± 05%;
- Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là + 10% và - 05%;
- Trường hợp nhà máy điện và khách hàng sử dụng điện đấu nối vào cùng một thanh cái, đường dây trên lưới điện phân phối thì điện áp tại điểm đấu nối do Đơn vị phân phối điện quản lý vận hành lưới điện khu vực quyết định đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật vận hành lưới điện phân phối và đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hàng sử dụng điện theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Quy chế chứng thực mẫu gồm có những nội dung nào? Công bố trên trang thông tin điện tử quy chế chứng thực là trách nhiệm của ai?
- Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Y khoa Quốc gia? Mối quan hệ công tác của hội đồng?
- Cơ sở sản xuất bia và đồ uống không cồn: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng hằng năm?
- Mẫu Hóa đơn dịch vụ mới nhất? Tải về mẫu Hóa đơn dịch vụ mới nhất ở đâu? Thời điểm lập hóa đơn dịch vụ là khi nào?
- Tổ chức bộ máy thuộc Cục Tần số vô tuyến điện được quy định như thế nào? Cục Tần số vô tuyến điện có chức năng gì?