Vứt bỏ con mới đẻ khiến đứa trẻ chết, người mẹ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Khung hình phạt dành cho tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định như thế nào?
Trường hợp vứt bỏ con mới đẻ khiến đứa bé chết thì người mẹ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ vào Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định như sau:
"Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."
Như vậy, theo quy định trên thì người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu như đủ các điều kiện sau thì người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến đứa trẻ chết sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội vứt bỏ con mới đẻ" theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015:
+ Giết con mình hoặc vứt bỏ con mình dẫn đến đứa trẻ chết.
+ Đứa trẻ phải nhỏ hơn 07 ngày tuổi
+ Người mẹ phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt.
Vứt bỏ con mới đẻ khiến đứa trẻ chết, người mẹ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vứt bỏ con mới đẻ là bao lâu?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
"Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ."
Mà theo quy định thì tội vứt bỏ con mới đẻ là tội ít nghiêm trọng nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm.
Vứt bỏ con mới đẻ nhưng đứa trẻ không chết thì có bị phạt hành chính không?
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt trường hợp vứt bỏ con mới đẻ nhưng đứa trẻ không chết như sau:
"Điều 21. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em."
Như vậy, trường hợp cha mẹ có hành vi cố ý bỏ rơi, vứt bỏ con thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?