Quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định mới nhất 2025 gồm những nội dung gì?
Quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định mới nhất 2025 gồm những nội dung gì?
Quy hoạch không gian ngầm là việc xác định, tổ chức không gian dưới mặt đất, dưới nước để sử dụng cho mục đích xây dựng công trình công cộng ngầm được hình thành theo dự án độc lập, công trình giao thông ngầm và xác định không gian xây dựng công trình trên mặt đất để sử dụng cho mục đích kết nối công trình ngầm. (Căn cứ khoản 17 Điều 2 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024)
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định các nội dung quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/7/2025 như sau:
+ Xác định yêu cầu, nội dung theo quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt;
+ Đánh giá các điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn;
+ Đánh giá hiện trạng về xây dựng các công trình trên mặt đất và ngầm;
+ Xác định nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm;
+ Xác định khu vực khai thác, sử dụng không gian ngầm, khu vực hạn chế, khu vực cấm xây dựng công trình ngầm;
+ Xác định khu vực xây dựng công trình công cộng ngầm được hình thành theo dự án độc lập; công trình giao thông ngầm; khu vực xây dựng công trình trên mặt đất để sử dụng đấu nối không gian cho mục đích kết nối công trình ngầm; yêu cầu về bảo vệ môi trường;
+ Xác định các giai đoạn thực hiện quy hoạch.
Quy hoạch không gian ngầm thành phố Trung ương có những nội dung nào? (Hình từ internet)
Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định các nội dung yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
+ Đánh giá hiện trạng môi trường đô thị, nông thôn và khu chức năng về điều kiện khí tượng thủy văn, chất lượng nước, không khí, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu;
+ Dự báo các nguồn gây ô nhiễm, diễn biến môi trường trong quá trình tổ chức lập và thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn;
+ Đề ra các giải pháp về bảo vệ môi trường.
Hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn phải tuân thủ các quy tắc gì?
Căn cứ Điều 7 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định các nguyên tắc phải tuân thủ khi hoạt động quy hoạch đô thị và nông thông như sau:
[1] Các quy hoạch đô thị và nông thôn phải được lập, thẩm định, phê duyệt bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa các loại và cấp độ quy hoạch theo các nguyên tắc sau đây:
+ Các quy hoạch chung có thể được lập đồng thời với nhau; trường hợp quy hoạch chung khác cấp thẩm quyền phê duyệt thì quy hoạch chung có cấp thẩm quyền phê duyệt cao hơn phải được phê duyệt trước; trường hợp quy hoạch chung có cùng cấp thẩm quyền phê duyệt thì quy hoạch chung được lập, thẩm định xong trước được phê duyệt trước;
+ Quy hoạch phân khu cụ thể hóa quy hoạch chung về: mục tiêu phát triển; chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; định hướng phát triển, tổ chức không gian và phân khu chức năng; định hướng phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và không gian ngầm (nếu có). Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định, quy định rõ trong quy hoạch;
+ Quy hoạch chi tiết cụ thể hóa quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đối với trường hợp không quy định lập quy hoạch phân khu về: mục tiêu, yêu cầu đầu tư phát triển; phương án và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan; chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch; giải pháp quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội. Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định, quy định rõ trong quy hoạch;
+ Quy hoạch không gian ngầm và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với một thành phố trực thuộc trung ương phải đồng bộ với nhau; cụ thể hóa mục tiêu phát triển, định hướng quy hoạch không gian ngầm và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung; thống nhất và đồng bộ với định hướng phát triển không gian, kiến trúc cảnh quan tại quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương. Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định, quy định rõ trong quy hoạch.
[2] Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại đô thị, nông thôn, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị và nông thôn phải tuân thủ quy hoạch đô thị và nông thôn, thiết kế đô thị riêng đã được phê duyệt; tuân thủ quy định quản lý theo quy hoạch đã được ban hành.
Lưu ý: Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025









.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sở Tài chính là cơ quan gì? Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính được quy định như thế nào theo Nghị định 45?
- Chức danh giảng viên đại học bao gồm những gì? Các chính sách đối với giảng viên đại học là gì?
- Lịch trình đại nhạc hội VPBank KStar Spark chi tiết? Cổng bán vé sẽ chính thức được mở khi nào?
- Quyết định 1340 QÐ BVHTTDL 2025 về tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp ra sao?
- Bỏ cấp huyện thì bao nhiêu % biên chế cán bộ công chức huyện được bố trí về biên chế xã? Cán bộ là người đứng đầu thì cần phải tuân thủ nghĩa vụ gì?