Việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây dược liệu được tiến hành vào những khoảng thời gian nào?
Sinh vật gây hại trên nhóm cây dược liệu là gì?
Sinh vật gây hại được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-5:2022 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 5: Nhóm cây dược liệu như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Sinh vật gây hại (Pest)
Sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cây dược liệu bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, nhóm nhện hại, có dại và các sinh vật có hại khác.
2.2
Sinh vật gây hại chính (Major pest)
Những sinh vật gây hại thường xuyên xuất hiện và gây hại nặng hàng vụ, hàng năm hoặc những loài sinh vật gây hại đã từng gây hại nghiêm trọng trên cây dược liệu ở từng vùng, trong từng thời gian nhất định.
2.3
Sinh vật gây hại chủ yếu (Key pest)
Những loài sinh vật gây hại chính mà tại kỳ điều tra chúng xuất hiện trên cây dược liệu với mật độ, tỷ lệ hại cao hoặc có khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, gây giảm năng suất và chất lượng đáng kể nếu không áp dụng biện pháp phòng chống.
...
Như vậy, theo quy định, sinh vật gây hại trên nhóm cây dược liệu là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cây dược liệu bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, nhóm nhện hại, có dại và các sinh vật có hại khác.
Sinh vật gây hại trên nhóm cây dược liệu là gì? (Hình từ Internet)
Việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây dược liệu được tiến hành vào những khoảng thời gian nào?
Thời gian điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây dược liệu được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-5:2022 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 5: Nhóm cây dược liệu như sau:
Cách tiến hành
5.1 Thời gian điều tra
- Điều tra định kỳ:
+ Đối với các cây dược liệu hàng năm: Điều tra 7 ngày/lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2 hoặc thứ 3 hàng tuần.
+ Đối với các cây dược liệu lâu năm: Điều tra 14 ngày/ lần (vào các ngày thứ 2 hoặc thứ 3 tuần thứ 1 và tuần thứ 3 của tháng), theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định.
- Điều tra bổ sung: Tiến hành điều tra vào các giai đoạn xung yếu của cây dược liệu và trước, trong, sau cao điểm xuất hiện sinh vật gây hại. Tùy thuộc vào tình hình sinh vật gây hại ở từng địa phương để xác định đối tượng và thời điểm điều tra bổ sung cho phù hợp.
5.2 Yếu tố điều tra
Mỗi loại cây trồng thuộc nhóm cây dược liệu chọn yếu tố điều tra đại diện theo giống, loài cây, thời vụ, địa hình, chân đất, giai đoạn sinh trưởng, tuổi cây và tập quán canh tác để điều tra.
5.3 Khu vực điều tra
- Đối với vùng chuyên canh: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 2 ha trở lên, đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
- Đối với vùng không chuyên canh: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 0,5 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
...
Như vậy, theo quy định, việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây dược liệu được tiến hành vào các khoảng thời gian cụ thể như sau:
(1) Đối với các cây dược liệu hàng năm: Điều tra 7 ngày/lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2 hoặc thứ 3 hàng tuần.
(2) Đối với các cây dược liệu lâu năm: Điều tra 14 ngày/ lần (vào các ngày thứ 2 hoặc thứ 3 tuần thứ 1 và tuần thứ 3 của tháng), theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định.
(3) Điều tra bổ sung: Tiến hành điều tra vào các giai đoạn xung yếu của cây dược liệu và trước, trong, sau cao điểm xuất hiện sinh vật gây hại.
Tùy thuộc vào tình hình sinh vật gây hại ở từng địa phương để xác định đối tượng và thời điểm điều tra bổ sung cho phù hợp.
Thiết bị, dụng cụ dùng để điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây dược liệu ngoài đồng gồm những gì?
Thiết bị, dụng cụ dùng để điều tra sinh vật gây hại được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-5:2022 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 5: Nhóm cây dược liệu như sau:
Thiết bị, dụng cụ
4.1 Dụng cụ điều tra ngoài đồng
- Vợt côn trùng, khay (20 cm x 20 cm x 5 cm), khung điều tra (40 cm x 50 cm; 1 m x 1 m), kính lúp cầm tay, thước dây, thước gỗ điều tra, thang điều tra, túi đựng dụng cụ điều tra,...
- Ống tuýp, đĩa petri, lọ thu mẫu, băng dính, dao, kéo, bút lông và hoá chất cần thiết (cồn 70 %, Formol 5 %, ...).
- Bẫy chuyên dụng các loại (bẫy đèn, bẫy bả, bẫy dẫn dụ,...).
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, ...
4.2 Thiết bị trong phòng
- Kính lúp soi nổi (2 thị kính, phóng đại tối thiểu 60x), kính hiển vi (từ 2 đến 3 thị kính, từ 3 đến 4 vật kính, phóng đại tối thiểu 600x), kính lúp cầm tay (tối thiểu 20x), lame, máy ảnh chuyên dụng, đèn tuýp.
- Tủ lạnh đựng mẫu, máy đo nhiệt độ, máy đo ẩm độ, lồng nuôi côn trùng.
- Máy vi tính có kết nối mạng internet, máy in và các chương trình phần mềm có liên quan.
- Tài liệu tham khảo; sổ ghi chép, bút bi, bút lông; máy tính bỏ túi, bảng giấy dính, chất tẩy rửa, ...
...
Như vậy, theo quy định, các thiết bị, dụng cụ dùng để điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây dược liệu ngoài đồng bao gồm:
- Vợt côn trùng, khay (20 cm x 20 cm x 5 cm), khung điều tra (40 cm x 50 cm; 1 m x 1 m), kính lúp cầm tay, thước dây, thước gỗ điều tra, thang điều tra, túi đựng dụng cụ điều tra,...
- Ống tuýp, đĩa petri, lọ thu mẫu, băng dính, dao, kéo, bút lông và hoá chất cần thiết (cồn 70 %, Formol 5 %, ...).
- Bẫy chuyên dụng các loại (bẫy đèn, bẫy bả, bẫy dẫn dụ,...).
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, ...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?