Lời nhận xét môn Tiếng Việt cuối kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 5 cuối kỳ 2 chi tiết ra sao?
Lời nhận xét môn Tiếng Việt cuối kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 5 cuối kỳ 2 chi tiết ra sao?
Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 5 cuối kỳ 2 theo Thông tư 27 như sau:
Nhận xét về sự tiến bộ Em đọc văn bản trôi chảy, lưu loát. Em đã biết cách đánh giá nội dung, nghệ thuật văn bản. Em đã viết được văn miêu tả, văn biểu cảm. Em làm bài viết văn miêu tả có tiến bộ. Em đã hiểu được yêu cầu của văn bản. |
Nhận xét về tích cực và khích lệ Em viết đúng chính tả, cần cải thiện chữ viết nhiều hơn. Em biết cách sử dụng từ ngữ khi viết văn. Em sử dụng đa dạng từ ngữ khi viết văn. Em diễn đạt từ ngữ chính xác và sinh động. Em đọc khá lưu loát và nắm vững kiến thức môn Tiếng Việt. |
Nhận xét khen ngợi tinh thần trách nhiệm Em làm bài kỹ càng, có sáng tạo. Em đã cải thiện lỗi sai chính tả, lắng nghe góp ý từ cô/thầy. Em làm có khả năng tư duy khi viết bài, cần phát huy thêm |
Nhận xét về kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề Em biết cách sử dụng từ ngữ đa dạng. Em biết vận dụng các phép liên kết câu khi viết bài. Em biết cách vận dụng thao tác lập luận khi viết bài. Em có nhiều sáng tạo trong bài văn, cần luyện viết nhiều hơn. Em đã biết nhận dạng các bieenj pháp tu từ. |
Nhận xét động viên và khuyến khích phát triển thêm Em cần đọc thêm văn học, các tác phẩm văn học tiêu biểu trong chương trình học lớp 5 Em cần rèn thêm chữ viết. Em cần rèn luyện thêm giọng đọc văn bản to rõ hơn. |
Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 5 cuối kỳ 2 mang tính chất tham khảo.
Lời nhận xét môn Tiếng Việt cuối kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 5 cuối kỳ 2 chi tiết ra sao? (Hình từ Internet)
Mục tiêu chương trình ngữ văn cấp tiểu học như thế nào?
Mục tiêu chương trình Văn học cấp tiểu học được quy định tại Mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
Hướng dẫn đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học ra sao?
Theo quy định tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học như sau:
(1) Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
(i) Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
(ii) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
(iii) Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
(2) Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
(i) Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
(ii) Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.
(iii) Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành tích công tác đột xuất thuộc Bộ Quốc phòng là gì? Nguyên tắc thực hiện và tiêu chí xét thưởng hiện nay ra sao?
- Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện các tình huống diễn tập như thế nào?
- Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt được quy định như thế nào?
- Thông tin hành trình của phương tiện giao thông đường bộ trong cơ sở dữ liệu về trật tự an toàn giao thông gồm những gì?
- Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ của công chức Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ do ai quyết định?