Vé tàu hỏa dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30 tháng 4 và 1/5 như thế nào? Mua vé tàu hỏa dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30 tháng 4 và 1/5 có thể trả lại để mua vé khác không?
Vé tàu hỏa dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30 tháng 4 và 1/5 như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Đường sắt 2017 quy định về giá vé vận tải đường sắt như sau:
1. Giá vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá trên đường sắt quốc gia do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quyết định; giá vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; giá vận tải trên đường sắt chuyên dùng do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng quyết định.
2. Giá vận tải đường sắt phải được niêm yết tại ga đường sắt và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trước thời điểm áp dụng.
3. Giá vận tải hàng siêu trường, siêu trọng do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải thỏa thuận.
4. Chính phủ quy định việc miễn, giảm giá vận tải hành khách cho đối tượng chính sách xã hội.
Theo đó thì giá vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá trên đường sắt sẽ được chia thành các loại như:
Giá vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá trên đường sắt quốc gia do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quyết định;
Giá vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
Giá vận tải trên đường sắt chuyên dùng do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng quyết định.
Như vậy, tùy theo tuyến đường sắt là đường sắt quốc gia hay đường sắt đô thị hay đường sắt chuyên dùng thì sẽ có các đơn vị cũng như cơ quan có thẩm quyền quyết định giá vé tàu hỏa trong dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30 tháng 4 và 1/5 được nghỉ 5 ngày liên tiếp như thế này.
Sau khi Thủ tướng chốt nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30-4 và 1-5 và Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản 2450/VPCP-KGVX gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc đồng ý đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2024.
Xem thêm Công văn 2450/VPCP-KGVX tại đây: Tải về
Vì vậy dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30 tháng 4 và 1/5 được nghỉ 5 ngày liên tiếp như thế này đã giúp người dân có thể đi du lịch mọi nơi qua đó làm nóng thị trường giá vé tàu hỏa đang hết sức sôi động và đã "cháy vé" vì kỳ nghỉ đặc biệt này.
Vé tàu hỏa sôi động dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30 tháng 4 và 1/5 như thế nào? (Hình từ Internet)
Mua vé tàu hỏa dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30 tháng 4 và 1/5 có thể trả lại để mua vé khác không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Đường sắt 2017 này hành khách di chuyển đường sắt có các quyền sau đây:
a) Được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả tiền vận chuyển đối với hành lý mang theo người trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
b) Trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
c) Được hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
d) Được bảo hiểm về tính mạng, sức khoẻ theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
Như vậy, theo quy định pháp luật thì có thể thực hiện đổi vé được chứ không nhất thiết phải trả vé và mua lại 1 vé khác. Tuy nhiên trong trường hợp bạn muốn trả luôn vé thì vẫn được.
Tuy nhiên trường hợp vào những dịp lễ lớn dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30 tháng 4 và 1/5 được nghỉ 5 ngày liên tiếp như thế này thì còn phải xem xét lại doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đó có cho phép đổi trả vé trong những dịp lễ tết này hay không.
Vì thế bạn phải liên hệ nơi bán vé để được thông tin chi tiết nhất bạn nhé.
Hợp đồng vận tải hành khách trên tàu hỏa là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Đường sắt 2017 như sau:
1. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách về vận chuyển hành khách, hành lý, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hành khách, hành lý từ nơi đi đến nơi đến. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thỏa thuận.
2. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phát hành theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hợp đồng vận tải hành khách, hành lý là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách về vận chuyển hành khách, hành lý.
Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thỏa thuận.
Như vậy hợp đồng vận tải hành khách là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách về vận chuyển hành khách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?