Đại diện theo ủy quyền của đương sự vụ án dân sự có được đề xuất kháng nghị không? Đại diện theo ủy quyền của đương sự vụ án dân sự là ai?
Đại diện theo ủy quyền của đương sự vụ án dân sự là ai?
Theo khoản 1 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì họ là người đại diện.
Như vậy, người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong vụ án dân sự là người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự.
Đại diện theo ủy quyền của đương sự vụ án dân sự có được đề xuất kháng nghị không? Đại diện theo ủy quyền của đương sự vụ án dân sự là ai? (Hình từ Internet)
Đại diện theo ủy quyền của đương sự vụ án dân sự có được đề xuất kháng nghị không?
Theo khoản 23 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự như sau:
Quyền, nghĩa vụ của đương sự
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
...
19. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.
20. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.
21. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
22. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
23. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
23. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
24. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
25. Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định.
26. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
Căn cứ khoản 2 Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của người đại diện như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người đại diện
1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
Như vậy, đương sự có quyền đề xuất người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kháng nghị thì người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự được thực hiện quyền đề xuất đó nếu đương sự có ủy quyền.
Quy định về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự thế nào?
Căn cứ Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định điều điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, theo đó:
- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
+ Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
- Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tranh vẽ về gia đình nhân ngày Quốc tế gia đình 15 5? Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình?
- Khi nào thì sinh viên bị đình chỉ học tập có thời hạn? Quy định về chấm dứt hiệu lực đình chỉ học tập có thời hạn?
- Thẻ an toàn điện được chia thành mấy bậc an toàn điện? Các bậc an toàn điện được quy định như thế nào?
- Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là 60 ngày có đúng không?
- Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp nào?