Văn phòng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là đơn vị thế nào? Cơ cấu tổ chức của Văn phòng gồm những cơ quan nào?
Văn phòng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là đơn vị thế nào?
Theo Điều 1 Quyết định 1653/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Văn phòng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; có chức năng giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; thực hiện công tác tổ chức, nhân sự, đào tạo, quản lý tài sản, tài chính; thực hiện công tác hành chính, văn thư và lưu trữ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Theo quy định trên, Văn phòng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Văn phòng có chức năng giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Đồng thời Văn phòng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước còn có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức, nhân sự, đào tạo, quản lý tài sản, tài chính; thực hiện công tác hành chính, văn thư và lưu trữ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gồm những cơ quan nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 1653/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Tổng hợp.
2. Phòng Tổ chức, nhân sự.
3. Phòng Hành chính, quản trị.
Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quy định.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gồm những cơ quan sau:
+ Phòng Tổng hợp.
+ Phòng Tổ chức, nhân sự.
+ Phòng Hành chính, quản trị.
Lãnh đạo Văn phòng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là ai?
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 1653/QĐ-NHNN năm 2009 về lãnh đạo điều hành như sau:
Lãnh đạo điều hành
1. Lãnh đạo Văn phòng là Chánh Văn phòng. Giúp việc Chánh Văn phòng có một số Phó Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức trên cơ sở đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Văn phòng:
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng được quy định tại Điều 2 và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng;
b) Quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp công tác của Văn phòng;
c) Được ký các giấy tờ, văn bản hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Đề xuất với Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật;
đ) Quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức của đơn vị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chánh Văn phòng:
a) Chấp hành sự phân công của Chánh Văn phòng; giúp Chánh Văn phòng chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác của Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;
b) Ký thay Chánh Văn phòng trên một số giấy tờ, văn bản hành chính và nghiệp vụ theo sự phân công của Chánh Văn phòng;
c) Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được ủy nhiệm (bằng văn bản) thay mặt Chánh Văn phòng điều hành, giải quyết các công việc của Văn phòng, chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết và phải báo cáo lại khi Chánh Văn phòng có mặt.
Như vậy, lãnh đạo Văn phòng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Chánh Văn phòng.
Chánh Văn phòng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức trên cơ sở đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Và Chánh Văn phòng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng được quy định tại Điều 2 và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng;
+ Quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp công tác của Văn phòng;
+ Được ký các giấy tờ, văn bản hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Đề xuất với Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật;
+ Quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức của đơn vị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?