Văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước được phân loại theo nội dung và theo điều kiện xử lý như thế nào?
Văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước có thể thực hiện bằng hình thức gì?
Văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước có thể thực hiện bằng hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Tiếp nhận, phân loại và xử lý văn bản khiếu nại, kiến nghị
1. Tiếp nhận văn bản
a) Văn bản khiếu nại, kiến nghị được tiếp nhận từ các nguồn sau đây: gửi đến lãnh đạo Kiểm toán nhà nước, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước; gửi qua văn thư cơ quan, gửi trực tiếp tại địa điểm tiếp công dân hoặc theo các hình thức hợp pháp khác.
b) Trường hợp văn bản khiếu nại, kiến nghị được gửi đến đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có hành vi kiểm toán, kết quả kiểm toán, quyết định xử phạt bị khiếu nại (sau đây gọi là đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán) thì đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiếp nhận, phân loại và xử lý.
c) Trường hợp khiếu nại, kiến nghị gửi đến đơn vị không chủ trì cuộc kiểm toán, trong thời hạn 01 ngày làm việc, đơn vị, cá nhân nhận văn bản có trách nhiệm chuyển cho Văn phòng Kiểm toán nhà nước. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, xử lý chuyển cho đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, đơn vị có liên quan tổ chức nghiên cứu, phân loại và xử lý.
...
Như vậy, văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước có thể thực hiện bằng hình thức:
- Gửi đến lãnh đạo Kiểm toán nhà nước, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước;
- Gửi qua văn thư cơ quan, gửi trực tiếp tại địa điểm tiếp công dân hoặc theo các hình thức hợp pháp khác.
Trước đây, văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước có thể thực hiện bằng hình thức theo khoản 1 Điều 16 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Tiếp nhận văn bản của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán
1. Văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước được thực hiện qua các hình thức sau đây:
a) Gửi trực tiếp đến lãnh đạo Kiểm toán nhà nước;
b) Gửi đến các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước;
c) Gửi qua văn thư cơ quan, gửi trực tiếp tại Thường trực tiếp công dân hoặc theo các hình thức hợp pháp khác.
2. Trường hợp khiếu nại kiểm toán gửi trực tiếp cho đơn vị chủ trì kiểm toán thì đơn vị tiếp nhận, phân loại, lập và chuyển hồ sơ để theo dõi, tổng hợp hoặc phối hợp tham gia giải quyết theo quy định.
3. Trường hợp khiếu nại kiểm toán gửi đến đơn vị không chủ trì kiểm toán, trong thời hạn 01 ngày làm việc, đơn vị, cá nhân nhận văn bản có trách nhiệm chuyển ngay cho Văn phòng Kiểm toán nhà nước. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm trình Tổng Kiểm toán nhà nước và chuyển cho đơn vị chủ trì kiểm toán để tổ chức nghiên cứu, phân loại, xử lý, giải quyết theo quy định.
Theo quy định trên, văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước được thực hiện qua các hình thức sau:
- Gửi trực tiếp đến lãnh đạo Kiểm toán nhà nước;
- Gửi đến các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước;
- Gửi qua văn thư cơ quan, gửi trực tiếp tại Thường trực tiếp công dân hoặc theo các hình thức hợp pháp khác.
Trường hợp khiếu nại kiểm toán gửi trực tiếp cho đơn vị chủ trì kiểm toán thì đơn vị tiếp nhận, phân loại, lập và chuyển hồ sơ để theo dõi, tổng hợp hoặc phối hợp tham gia giải quyết theo quy định.
Văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước được phân loại theo nội dung như thế nào?
Văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước được phân loại theo nội dung được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Tiếp nhận, phân loại và xử lý văn bản khiếu nại, kiến nghị
...
2. Phân loại văn bản
a) Phân loại theo nội dung văn bản gồm: đơn khiếu nại, tố cáo; văn bản kiến nghị, phản ánh; văn bản có nhiều nội dung khác nhau.
...
Như vậy, văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước được phân loại theo nội dung gồm: đơn khiếu nại, tố cáo; văn bản kiến nghị, phản ánh; văn bản có nhiều nội dung khác nhau.
Trước đây, văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước được phân loại theo nội dung được tại khoản 1 Điều 17 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Phân loại văn bản
1. Phân loại theo nội dung văn bản:
a) Đơn khiếu nại kiểm toán;
b) Văn bản kiến nghị về kết quả và hành vi kiểm toán;
c) Văn bản phản ánh, tố cáo;
d) Văn bản có nhiều nội dung khác nhau.
Khi phân loại, nếu xác định là đơn khiếu nại kiểm toán thì phải bảo đảm phù hợp theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước và Điều 8 Quy định này (Mẫu số 01A/KN).
Nếu không phải đơn khiếu nại kiểm toán thì tùy thuộc vào nội dung văn bản đã tiếp nhận để phân loại, xác định là văn bản kiến nghị về kết quả và hành vi kiểm toán, văn bản phản ánh, tố cáo hay văn bản có nhiều nội dung khác nhau.
...
Theo đó, phân loại theo nội dung văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước như sau:
- Đơn khiếu nại kiểm toán;
- Văn bản kiến nghị về kết quả và hành vi kiểm toán;
- Văn bản phản ánh, tố cáo;
- Văn bản có nhiều nội dung khác nhau.
Khi phân loại, nếu xác định là đơn khiếu nại kiểm toán thì phải bảo đảm phù hợp theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 và Điều 8 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Mẫu số 01A/KN).
Nếu không phải đơn khiếu nại kiểm toán thì tùy thuộc vào nội dung văn bản đã tiếp nhận để phân loại, xác định là văn bản kiến nghị về kết quả và hành vi kiểm toán, văn bản phản ánh, tố cáo hay văn bản có nhiều nội dung khác nhau.
Phân loại văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước theo điều kiện xử lý như thế nào?
Phân loại văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước theo điều kiện xử lý được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Tiếp nhận, phân loại và xử lý văn bản khiếu nại, kiến nghị
...
2. Phân loại văn bản
...
b) Phân loại theo điều kiện xử lý gồm: đủ điều kiện thụ lý và không đủ điều kiện thụ lý.
...
Như vậy, phân loại văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước theo điều kiện xử lý gồm: đủ điều kiện thụ lý và không đủ điều kiện thụ lý.
Trước đây, phân loại văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước theo điều kiện xử lý theo khoản 2 Điều 17 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Phân loại văn bản
...
2. Phân loại theo điều kiện xử lý:
a) Đủ điều kiện xử lý giải quyết khiếu nại kiểm toán nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 11 Quy định này;
b) Đủ điều kiện xử lý trả lời kiến nghị về kết quả và hành vi kiểm toán nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Quy định này;
c) Không đủ điều kiện xử lý theo Quy định này nếu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.
Theo quy định trên, phân loại văn bản của người khiếu nại gửi đến Kiểm toán nhà nước theo điều kiện xử lý như sau:
- Đủ điều kiện xử lý giải quyết khiếu nại kiểm toán nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 11 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN;
- Đủ điều kiện xử lý trả lời kiến nghị về kết quả và hành vi kiểm toán nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN;
- Không đủ điều kiện xử lý theo Quy định này nếu không thuộc các trường hợp quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?