Hồ sơ giải quyết khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước theo Quyết định 09 gồm những gì?
Hồ sơ giải quyết khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước theo Quyết định 09 gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định kèm theo Quyết định 09/2024/QĐ-KTNN quy định về hồ sơ giải quyết khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước như sau:
(1) Hồ sơ giải quyết khiếu nại, gồm:
- Đơn khiếu nại;
- Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
- Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
- Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
- Ý kiến tư vấn của Hội đồng (nếu có);
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Các tài liệu khác có liên quan.
(2) Hồ sơ trả lời kiến nghị kiểm toán, gồm:
- Văn bản kiến nghị;
- Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
- Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
- Ý kiến tư vấn của Hội đồng (nếu có);
- Công văn trả lời kiến nghị;
- Các tài liệu khác có liên quan.
(3) Hồ sơ, tài liệu liên quan đến khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước (nếu có).
Hồ sơ giải quyết khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước theo Quyết định 09 gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN quy định về giải thích từ ngữ như sau:
- Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là việc người khiếu nại thực hiện thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét lại hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán (sau đây gọi là hành vi kiểm toán);
Xem xét lại đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là kết quả kiểm toán) và xem xét lại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là quyết định xử phạt) khi có căn cứ cho rằng hành vi kiểm toán, kết quả kiểm toán và quyết định xử phạt đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tiếp nhận, phân loại và xử lý văn bản khiếu nại, kiến nghị trong kiểm toán nhà nước ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN có quy định về tiếp nhận, phân loại và xử lý văn bản khiếu nại, kiến nghị trong kiểm toán nhà nước như sau:
(1) Tiếp nhận văn bản
- Văn bản khiếu nại, kiến nghị được tiếp nhận từ các nguồn sau đây: gửi đến lãnh đạo Kiểm toán nhà nước, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước; gửi qua văn thư cơ quan, gửi trực tiếp tại địa điểm tiếp công dân hoặc theo các hình thức hợp pháp khác.
- Trường hợp văn bản khiếu nại, kiến nghị được gửi đến đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có hành vi kiểm toán, kết quả kiểm toán, quyết định xử phạt bị khiếu nại (sau đây gọi là đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán) thì đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiếp nhận, phân loại và xử lý.
- Trường hợp khiếu nại, kiến nghị gửi đến đơn vị không chủ trì cuộc kiểm toán, trong thời hạn 01 ngày làm việc, đơn vị, cá nhân nhận văn bản có trách nhiệm chuyển cho Văn phòng Kiểm toán nhà nước. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, xử lý chuyển cho đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, đơn vị có liên quan tổ chức nghiên cứu, phân loại và xử lý.
(2) Phân loại văn bản
- Phân loại theo nội dung văn bản gồm: đơn khiếu nại, tố cáo; văn bản kiến nghị, phản ánh; văn bản có nhiều nội dung khác nhau.
- Phân loại theo điều kiện xử lý gồm: đủ điều kiện thụ lý và không đủ điều kiện thụ lý.
- Phân loại theo thẩm quyền giải quyết gồm: văn bản thuộc thẩm quyền giải quyết, văn bản không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước.
(3) Xử lý văn bản khiếu nại, kiến nghị
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại, kiến nghị, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm xử lý như sau:
- Đối với văn bản khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước và đủ điều kiện thụ lý thì đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước thông báo cho người khiếu nại việc thụ lý giải quyết (Mẫu số 01). Trường hợp chưa đủ điều kiện thụ lý thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết lý do hoặc hướng dẫn người khiếu nại bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến khiếu nại để được thụ lý giải quyết.
- Đối với văn bản khiếu nại thuộc các trường hợp không thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 8 Quy định kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước thông báo cho người khiếu nại việc không thụ lý giải quyết, trong đó nêu rõ lý do không thụ lý (Mẫu số 02).
- Đối với văn bản kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước thì đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiến hành giải quyết kiến nghị theo quy định tại Chương III của Quy định này.
- Xử lý văn bản không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước
+ Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước thì đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước văn bản chỉ dẫn người khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền.
+ Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước mà gửi nhiều cơ quan (căn cứ trên văn bản gửi đến), trong đó đã gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì lưu theo quy định.
+ Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước mà do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (không phải người khiếu nại) chuyển đến thì tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước văn bản gửi trả lại cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã chuyển văn bản đến biết.
- Đối với văn bản vừa có nội dung kiến nghị, vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước tách riêng từng nội dung để đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xử lý theo quy định. Riêng việc xử lý nội dung tố cáo, thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
- Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm lập hồ sơ xử lý văn bản. Hồ sơ xử lý văn bản, gồm: văn bản của người khiếu nại, kiến nghị; văn bản hướng dẫn gửi đơn khiếu nại, kiến nghị đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết (nếu có); thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại (nếu có); các tài liệu, bằng chứng có liên quan.
Lưu ý: Quyết định 09/2024/QĐ-KTNN có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày 27/12/2024.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/ho-so-de-nghi-khieu-nai-kien-nghi-kiem-toan-nha-nuoc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/18-01-2025/de-an-KTNN.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250101/tai-chinh-cong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250101/cuc-cong-nghe-thong-tin-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250101/thoi-han-kiem-toan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QB/041224/kiem-toan-10.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250101/cong-chuc-kiem-toan-vien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250101/chuong-trinh-boi-duong-chuyen-mon-nghiep-vu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250101/ct-boi-duong-kien-thuc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/08-01-2025/boi-duong-KTNN.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm kế toán trưởng công ty? Kế toán trưởng có những trách nhiệm gì?
- 04 Trường hợp được đổi biển số xe theo quy định mới? Thủ tục cấp đổi biển số xe như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
- Mục đích của các hoạt động xúc tiến du lịch là gì? Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công việc gì trong hoạt động xúc tiến du lịch?
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa hết hạn sử dụng có được cấp đổi thẻ mới? Trình tự thủ tục cấp đổi thẻ?
- TCVN 12371-2-13:2024 về hóa chất của quy trình giám định vi khuẩn, virus, Phytoplasma gây hại thực vật ra sao?