Có phải đăng ký chiêm bái xá lợi Phật trước không? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật? Đại lễ Phật đản Vesak tổ chức ở đâu?
Có phải đăng ký chiêm bái xá lợi Phật trước không? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật?
Xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Ấn Độ, cung thỉnh và tôn trí tại chùa Thanh Tâm (gần công viên Láng Le), số A14/6, ấp 3, xã Lê Thanh Tâm, H.Bình Chánh, TP.HCM.
Theo Ban tổ chức Vesak Liên Hợp Quốc 2025 thì sẽ tổ chức cho người dân chiêm bái Xá lợi Đức Phật từ ngày 3/5 đến trưa 8/5/2025, tại chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn), việc chiêm bái diễn ra từ 6 giờ đến 22 giờ.
Cũng theo Ban tổ chức Vesak thì việc chiêm bái xá lợi Phật không cần đăng ký trước và Ban tổ chức sẽ không thu hoặc nhận bất kỳ chi phí nào từ tất cả mọi người đến chiêm bái Xá lợi Đức Phật. Tuy nhiên, khi đến chiêm bái xá lợi Phật mọi người phải tuân thủ theo hướng dẫn của Ban tổ chức.
Theo Kế hoạch 038/NH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 TẢI VỀ thì lần thứ IV Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề:
"Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững"
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Có phải đăng ký chiêm bái xá lợi Phật trước không? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật? (Hình từ Internet)
Lưu ý khi chiêm bái xá lợi Phật? Đại lễ Phật đản Vesak tổ chức ở đâu?
Khi đến chiêm bái xá lợi Phật, Ban tổ chức Vesak Liên Hợp Quốc 2025 có lưu ý cho người dân:
- Giữ im lặng, không chụp hình, quay phim;
- Không mang theo túi xách, ba lô, vật dụng cồng kềnh. Không mang theo vũ khí, chất dễ cháy, dễ nổ, dụng cụ hút thuốc, vật dụng có tính mê tín dị đoan… nhằm đảm bảo an toàn và sự trang nghiêm nơi tôn trí.
- Khi chiêm bái, xếp hàng di chuyển chậm rãi, không dừng lại quá lâu, giữ sự thanh tịnh và kính cẩn.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo Kế hoạch 038/NH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 TẢI VỀ thì Lễ Phật Đản Vesak 2025 tại TP HCM được tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3/2, P.12, Q.10). Thời gian diễn ra từ mùng 8 đến 15-4-Ất Tỵ (tức ngày 5 đến ngày 12 5 2025).
Lưu ý: Mặc dù Lễ Phật đản là một trong những ngày lễ lớn trong Phật giáo. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì đây không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định thế nào?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:
(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cấp ủy kết nạp đảng viên trong thời hạn bao lâu? Ai có thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên chính thức?
- Chi cục Thuế Quận 3 đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Thời gian làm việc của Đội thuế Quận 3?
- Bộ Khoa học và Công Nghệ: 15 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực viễn thông sau khi thực hiện sáp nhập Bộ?
- Mẫu đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dịch vụ? Cách viết đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dịch vụ?
- Lai dắt tàu biển được hiểu như thế nào? Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định ra sao theo Bộ luật Hàng hải?