Sửa đổi nguyên tắc lưu ký chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 05/5/2025 như thế nào?
Nguyên tắc lưu ký chứng khoán hiện hành như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định những nguyên tắc lưu ký chứng khoán bao gồm:
- Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Thành viên lưu ký nhận lưu ký các chứng khoán của khách hàng với tư cách là người được khách hàng ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ lưu ký chứng khoán. Để lưu ký chứng khoán, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản lưu ký chứng khoán với thành viên lưu ký.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam nhận lưu ký chứng khoán từ các thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp. Để lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Sửa đổi nguyên tắc lưu ký chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 05/5/2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc lưu ký chứng khoán từ 05/5/2025 ra sao?
Căn cứ khoản 6 Điều 1 Thông tư 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định những nguyên tắc lưu ký chứng khoán từ 05/5/2025 bao gồm:
- Hoạt động lưu ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm: mở và quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán, ký gửi chứng khoán, rút chứng khoán, chuyển khoản chứng khoán lưu ký ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán, phong tỏa và giải tỏa chứng khoán.
- Thành viên lưu ký thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 119/2020/TT-BTC cho khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo nguyên tắc: khách hàng thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán cho khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Khách hàng ký hợp đồng mở tài khoản lưu ký chứng khoán với thành viên lưu ký để thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán. Sau khi mở tài khoản lưu ký theo quy định, khách hàng gửi hồ sơ yêu cầu thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán đến thành viên lưu ký. Thành viên lưu ký kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin về người sở hữu chứng khoán, tính phù hợp của yêu cầu thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán của khách hàng với quy định tại Thông tư 18/2025/TT-BTC trước khi gửi hồ sơ đề nghị thực hiện các hoạt động lưu ký chứng khoán đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán theo đề nghị của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp sau khi thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp mở tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán sau khi thông tin về người sở hữu chứng khoán trong hồ sơ do thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp, tổ chức phát hành, công ty đại chúng cung cấp trùng khớp với các thông tin trên hệ thống tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Như vậy có thể thấy từ 05/5/2025 đã quy định chi tiết hơn về nguyên tắc lưu ký chứng khoán, bao gồm việc xác định rõ phạm vi hoạt động lưu ký; chuẩn hóa quy trình yêu cầu lưu ký; tăng cường tính pháp lý và bảo mật sở hữu chứng khoán...
Hiệu lực lưu ký chứng khoán thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định hiệu lực lưu ký chứng khoán như sau:
- Việc lưu ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có hiệu lực kể từ thời điểm Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện hạch toán trên tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp mở tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Việc hạch toán, chuyển khoản chứng khoán bằng bút toán ghi sổ giữa các tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp hoặc khách hàng lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có hiệu lực pháp lý như đối với chuyển giao chứng khoán chứng chỉ và được pháp luật thừa nhận.
* Thông tư 18/2025/TT-BTC có hiệu lực từ 5/5/2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi cục Thuế Quận 3 đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Thời gian làm việc của Đội thuế Quận 3?
- Bộ Khoa học và Công Nghệ: 15 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực viễn thông sau khi thực hiện sáp nhập Bộ?
- Mẫu đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dịch vụ? Cách viết đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dịch vụ?
- Lai dắt tàu biển được hiểu như thế nào? Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định ra sao theo Bộ luật Hàng hải?
- Bổ nhiệm chức danh Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh đối với cán bộ nào?