Ngày Chiến thắng ở châu Âu là ngày gì? Ngày Chiến thắng ở châu Âu là ngày bao nhiêu? Một số hình ảnh?
Ngày Chiến thắng ở châu Âu là ngày gì? Ngày Chiến thắng ở châu Âu là ngày bao nhiêu?
Ngày Chiến thắng ở châu Âu (Hay còn gọi là VE Day hoặc V-E Day), diễn ra vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 là ngày mà quân đội các nước đồng minh chính thức chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của các lực lượng vũ trang nước Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngày Chiến thắng tại châu Âu là sự kiện thượng niên để tưởng nhớ sự kiện kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, một trong những giai đoạn đen tối nhất của châu Âu.
*Thông tin về "Ngày Chiến thắng ở châu Âu là ngày gì? Ngày chiến thắng ở châu âu là ngày bao nhiêu?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày Chiến thắng ở châu Âu là ngày gì? Ngày Chiến thắng ở châu Âu là ngày bao nhiêu? Một số hình ảnh? (Hình từ Internet)
Một số hình ảnh vào Ngày Chiến thắng ở châu Âu?
Dưới đây là một số hình ảnh vào Ngày Chiến thắng ở châu Âu:
Một phụ nữ trẻ được phỏng vấn tại London vào Ngày Chiến thắng ở châu Âu
Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill và gia đình hoàng gia trên ban công Cung điện Buckingham ở London vào Ngày Chiến thắng ở châu Âu
Trẻ em ở London mang theo lá cờ Vương quốc Anh vào Ngày Chiến thắng ở châu Âu
Những người lính từ Quân đoàn Phụ nữ Hoàng gia lái xe qua Quảng trường Trafalgar ở London
Những người ăn mừng ngoài đường phố tại London vào Ngày Chiến thắng ở châu Âu
Công chúa Elizabeth được đông đảo mọi người chào đón khi cô tham quan East End tại London vào một ngày sau Ngày Chiến thắng ở châu Âu
Đám đông tại Quảng trường Thời đại ở New York vào ngày 7/5/1945 để ăn mừng Đức đầu hàng vô điều kiện
Thánh đường St Paul được chiếu sáng vào đêm Ngày Chiến thắng ở châu Âu
Đám đông tụ họp ăn mừng Ngày Chiến thắng ở châu Âu tại Piccadilly Circus, London
Người dân London vui vẻ ăn mừng ngoài đường phố nhân Ngày Chiến thắng ở châu Âu
*Thông tin một số hình ảnh vào Ngày Chiến thắng ở châu Âu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 8 tháng 5 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định trên thì các ngày lễ lớn của đất nước Việt Nam bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Vì vậy, ngày 8 tháng 5 không phải là ngày lễ lớn theo quy định của pháp luật.
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được nghỉ làm vào Ngày Chiến thắng ở châu Âu 8 tháng 5?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Tuy nhiên, Ngày Chiến thắng ở châu Âu ngày 8 tháng 5 không phải là ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, người lao động nước ngoài sẽ không được nghỉ vào ngày này, trừ khi đây là ngày Tết cổ truyền hoặc ngày Quốc khánh của nước họ.
Ngoài ra, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, nếu Ngày Chiến thắng ở châu Âu 8 tháng 5 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động nước ngoài được nghỉ vào ngày này.
Trường hợp ngày 8 tháng 5 không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy kết nạp đảng viên trong thời hạn bao lâu? Ai có thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên chính thức?
- Chi cục Thuế Quận 3 đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Thời gian làm việc của Đội thuế Quận 3?
- Bộ Khoa học và Công Nghệ: 15 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực viễn thông sau khi thực hiện sáp nhập Bộ?
- Mẫu đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dịch vụ? Cách viết đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dịch vụ?
- Lai dắt tàu biển được hiểu như thế nào? Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định ra sao theo Bộ luật Hàng hải?