Ủy viên của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương bao gồm những ai?
- Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
- Ủy viên của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương bao gồm những ai?
- Ủy viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương có trách nhiệm gì?
Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 8121/QĐ-BCT năm 2014 quy định về chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương như sau:
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương
1. Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Trưởng ban sử dụng con dấu của Bộ Công Thương; Phó Trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Cục Quản lý thị trường.
4. Cục Quản lý thị trường là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương; Phòng Tổng hợp và Phối hợp liên ngành Cục Quản lý thị trường là đơn vị giúp việc cho Cơ quan thường trực.
Như vậy, theo quy định, các thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Ủy viên của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Quyết định 8121/QĐ-BCT năm 2014 quy định như sau:
Thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương (Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương) gồm các thành viên sau:
1. Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ Công Thương, Ủy viên Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Phó Trưởng ban thường trực: Cục trưởng Cục Quản lý thị trường - Ủy viên Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
3. Các Ủy viên:
a) Chánh Thanh tra Bộ;
b) Chánh Văn phòng Bộ;
c) Cục trưởng Cục Hóa chất;
d) Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;
đ) Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh;
e) Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin;
g) Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
h) Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước;
i) Vụ trưởng Vụ Thương mại biên giới và miền núi;
k) Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;
l) Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương;
m) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
n) Vụ trưởng Vụ Tài chính.
Như vậy, theo quy định, các Ủy viên của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương bao gồm:
(1) Chánh Thanh tra Bộ;
(2) Chánh Văn phòng Bộ;
(3) Cục trưởng Cục Hóa chất;
(4) Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;
(5) Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh;
(6) Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin;
(7) Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
(8) Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước;
(9) Vụ trưởng Vụ Thương mại biên giới và miền núi;
(10) Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;
(11) Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương;
(12) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
(13) Vụ trưởng Vụ Tài chính.
Ủy viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 8121/QĐ-BCT năm 2014 quy định về trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương như sau:
Trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương
1. Tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nhiệm vụ được giao theo lĩnh vực công tác do đơn vị mình quản lý.
2. Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương. Trường hợp vắng mặt phải cử Lãnh đạo cấp Phó của mình tham dự để nắm bắt được đầy đủ các thông tin để triển khai nhiệm vụ.
3. Có trách nhiệm đề xuất, chuẩn bị nội dung báo cáo định kỳ và đột xuất thuộc lĩnh vực do đơn vị mình quản lý liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Như vậy, theo quy định, Ủy viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương có những trách nhiệm sau đây:
(1) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nhiệm vụ được giao theo lĩnh vực công tác do đơn vị mình quản lý.
(2) Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương.
Trường hợp vắng mặt phải cử Lãnh đạo cấp Phó của mình tham dự để nắm bắt được đầy đủ các thông tin để triển khai nhiệm vụ.
(3) Có trách nhiệm đề xuất, chuẩn bị nội dung báo cáo định kỳ và đột xuất thuộc lĩnh vực do đơn vị mình quản lý liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/HOAT-DONG-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/HOAT-DONG-3.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/HOAT-DONG-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TS/30-06/chong-buon-lau.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TL/230420/doan-cong-tac.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/170423/ban-chi-dao-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/170423/ban-chi-dao.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BN/2023/080223/ban-chi-dao-chong-buon-lau-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BN/2023/080223/ban-chi-dao-chong-buon-lau-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BN/2023/080223/chong-buon-lau-1.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá với tần suất thế nào? Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn?
- Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông được tặng cho tập thể nào trong ngành Thông tin và Truyền thông?
- Mẫu số 1C mẫu hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT? Tải về mẫu số 1C?
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?