Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo chế độ gì?
- Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo chế độ gì?
- Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm thực hiện những công việc nào?
- Ai có trách nhiệm báo cáo đầy đủ nội dung cuộc họp cho Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả?
Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo chế độ gì?
Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 2 Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr năm 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo
...
3. Các Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực của đơn vị mình quản lý và các nhiệm vụ được Trưởng Ban phân công.
...
Căn cứ trên quy định Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực của đơn vị mình quản lý và các nhiệm vụ được Trưởng Ban phân công.
Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm thực hiện những công việc nào?
Theo Điều 6 Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr năm 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm của Thành viên Ban Chỉ đạo
1. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng Ban.
2. Đề xuất giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc phạm vi lĩnh vực và tổ chức mình quản lý.
3. Giúp Trưởng Ban chỉ đạo các đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và các nhiệm vụ khác được Trưởng Ban phân công; theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc chỉ đạo của Trưởng Ban, cử cán bộ làm đầu mối thường trực giúp việc thực hiện nhiệm vụ về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của đơn vị mình, phối hợp Tổ Giúp việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
4. Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý tham mưu xây dựng, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực mình phụ trách.
5. Chủ động nắm bắt thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực phụ trách. Có trách nhiệm thường xuyên báo cáo theo quy định; khi có vụ việc phức tạp, nghiêm trọng báo cáo về Cơ quan Thường trực để xử lý.
Theo đó, Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm thực hiện những công việc sau đây:
- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng Ban.
- Đề xuất giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc phạm vi lĩnh vực và tổ chức mình quản lý.
- Giúp Trưởng Ban chỉ đạo các đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và các nhiệm vụ khác được Trưởng Ban phân công; theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc chỉ đạo của Trưởng Ban, cử cán bộ làm đầu mối thường trực giúp việc thực hiện nhiệm vụ về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của đơn vị mình, phối hợp Tổ Giúp việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý tham mưu xây dựng, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực mình phụ trách.
- Chủ động nắm bắt thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực phụ trách.
- Có trách nhiệm thường xuyên báo cáo theo quy định; khi có vụ việc phức tạp, nghiêm trọng báo cáo về Cơ quan Thường trực để xử lý.
Ai có trách nhiệm báo cáo đầy đủ nội dung cuộc họp cho Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả?
Theo Điều 10 Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr năm 2015 quy định như sau:
Chế độ họp
Ban Chỉ đạo tổ chức họp sơ kết 6 tháng, tổng kết năm và họp đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban và ủy quyền cho cấp phó dự họp thay. Cấp phó dự họp thay có trách nhiệm báo cáo đầy đủ nội dung cuộc họp cho Thành viên Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình tại cuộc họp.
Theo đó, cấp phó dự họp (Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban) thay có trách nhiệm báo cáo đầy đủ nội dung cuộc họp cho Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?