Khi có yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thì ai có trách nhiệm báo cáo?
- Khi có yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thì ai có trách nhiệm báo cáo?
- Thời hạn báo cáo khi có yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tối đa bao nhiêu ngày?
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có trách nhiệm gì trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả?
Khi có yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thì ai có trách nhiệm báo cáo?
Căn cứ theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 4 Quy định chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) Ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-BCĐ389 năm 2018 như sau:
Báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo vụ việc Điều tra, xử lý vi phạm
Khi có yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thì các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm báo cáo, cụ thể:
1. Báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Ban chỉ đạo 389 quốc gia và đề nghị của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
2. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia có văn bản đề nghị báo cáo, hoặc cử cán bộ trực tiếp làm việc, thu thập thông tin, tài liệu.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận văn bản đề nghị báo cáo, có trách nhiệm phân công cán bộ tiếp nhận, báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu. Tạo Điều kiện cho cán bộ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sử dụng các thiết bị, phương tiện cần thiết để tác nghiệp, thu thập thông tin, tài liệu liên quan.
...
Theo đó, khi có yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thì các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Ban chỉ đạo 389 quốc gia và đề nghị của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia có văn bản đề nghị báo cáo, hoặc cử cán bộ trực tiếp làm việc, thu thập thông tin, tài liệu.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận văn bản đề nghị báo cáo, có trách nhiệm phân công cán bộ tiếp nhận, báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu.
Tạo Điều kiện cho cán bộ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sử dụng các thiết bị, phương tiện cần thiết để tác nghiệp, thu thập thông tin, tài liệu liên quan.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (Hình từ Internet)
Thời hạn báo cáo khi có yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Quy định chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-BCĐ389 năm 2018 như sau:
Báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo vụ việc Điều tra, xử lý vi phạm
...
4. Thời hạn báo cáo
4.1. Đối với các thông tin, tài liệu, số liệu sẵn có trong hồ sơ, cơ sở dữ liệu thì báo cáo, cung cấp trong thời gian nhanh nhất nhưng không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
4.2. Đối với thông tin, tài liệu cần có quá trình thu thập, phân tích, xử lý thì không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trừ trường hợp đặc biệt do hai bên cùng trao đổi, thống nhất.
5. Căn cứ nội dung báo cáo, thủ trưởng đơn vị phát hành báo cáo xác định mức độ Mật.
Theo quy định trên, đối với các thông tin, tài liệu, số liệu sẵn có trong hồ sơ, cơ sở dữ liệu thì báo cáo, cung cấp trong thời gian nhanh nhất nhưng không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Đối với thông tin, tài liệu cần có quá trình thu thập, phân tích, xử lý thì không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trừ trường hợp đặc biệt do hai bên cùng trao đổi, thống nhất.
Căn cứ nội dung báo cáo, thủ trưởng đơn vị phát hành báo cáo xác định mức độ Mật.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có trách nhiệm gì trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Quy định chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-BCĐ389 năm 2018 như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan Thường trực và các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương.
..
3. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia
- Quản lý, vận hành hệ thống báo cáo trực tuyến của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
- Tổng hợp tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Xây dựng báo cáo định kỳ 6 tháng, tổng kết năm của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trình Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ký ban hành và các báo cáo theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Theo đó, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có trách nhiệm:
- Quản lý, vận hành hệ thống báo cáo trực tuyến của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
- Tổng hợp tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Xây dựng báo cáo định kỳ 6 tháng, tổng kết năm của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trình Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ký ban hành và các báo cáo theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?