Ủy thác kiểm toán là gì? Kiểm toán nhà nước được uỷ thác kiểm toán đối với những cơ quan, tổ chức nào?
Ủy thác kiểm toán là gì?
Ủy thác kiểm toán được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ủy thác kiểm toán là việc Kiểm toán nhà nước giao cho doanh nghiệp kiểm toán với danh nghĩa của Kiểm toán nhà nước thực hiện toàn bộ cuộc kiểm toán theo các chuẩn mực, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc các chuẩn mực, quy trình kiểm toán được Kiểm toán nhà nước chấp nhận.
...
Theo đó, Ủy thác kiểm toán là việc Kiểm toán nhà nước giao cho doanh nghiệp kiểm toán với danh nghĩa của Kiểm toán nhà nước thực hiện toàn bộ cuộc kiểm toán theo các chuẩn mực, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc các chuẩn mực, quy trình kiểm toán được Kiểm toán nhà nước chấp nhận.
Ủy thác kiểm toán (Hình từ Internet)
Kiểm toán nhà nước được uỷ thác kiểm toán đối với những cơ quan, tổ chức nào?
Theo Điều 8 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Phạm vi uỷ thác hoặc thuê kiểm toán
Kiểm toán nhà nước được uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức sau:
1. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
4. Doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
5. Đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.
6. Các cơ quan, tổ chức sử dụng, quản lý tài chính công, tài sản công khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Theo đó, kiểm toán nhà nước được uỷ thác doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức sau:
- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
- Đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
- Đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.
- Các cơ quan, tổ chức sử dụng, quản lý tài chính công, tài sản công khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Trong việc ủy thác kiểm toán, kiểm toán nhà nước có những quyền hạn nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
...
2. Quyền hạn:
a) Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời kế hoạch kiểm toán, số liệu, kết luận kiểm toán và các thông tin, tài liệu liên quan đến công việc kiểm toán được ủy thác hoặc thuê kiểm toán.
b) Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay thế kiểm toán viên hành nghề khi có dấu hiệu cho thấy thành viên đó vi phạm chuẩn mực, quy trình kiểm toán, quy định quản lý chuyên môn hoặc vi phạm các quy định của pháp luật.
c) Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng ủy thác hoặc thuê kiểm toán; kiểm tra, thẩm định báo cáo kết quả kiểm toán theo quy định tại Hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán.
d) Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo Kế hoạch kiểm toán, Báo cáo kiểm toán, Biên bản kiểm toán nếu thấy chưa rõ, chưa phù hợp.
đ) Quyết định việc sử dụng số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
e) Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán bồi thường trong trường hợp doanh nghiệp kiểm toán gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán và cho Kiểm toán nhà nước.
g) Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu Doanh nghiệp kiểm toán được ủy thác hoặc thuê kiểm toán vi phạm hợp đồng.
h) Các quyền khác theo quy định của Hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán và quy định pháp luật có liên quan.
Theo đó, trong việc ủy thác kiểm toán, kiểm toán nhà nước có những quyền hạn như sau:
- Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời kế hoạch kiểm toán, số liệu, kết luận kiểm toán và các thông tin, tài liệu liên quan đến công việc kiểm toán được ủy thác hoặc thuê kiểm toán.
- Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay thế kiểm toán viên hành nghề khi có dấu hiệu cho thấy thành viên đó vi phạm chuẩn mực, quy trình kiểm toán, quy định quản lý chuyên môn hoặc vi phạm các quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng ủy thác hoặc thuê kiểm toán; kiểm tra, thẩm định báo cáo kết quả kiểm toán theo quy định tại Hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán.
- Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo Kế hoạch kiểm toán, Báo cáo kiểm toán, Biên bản kiểm toán nếu thấy chưa rõ, chưa phù hợp.
- Quyết định việc sử dụng số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
- Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán bồi thường trong trường hợp doanh nghiệp kiểm toán gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán và cho Kiểm toán nhà nước.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu Doanh nghiệp kiểm toán được ủy thác hoặc thuê kiểm toán vi phạm hợp đồng.
- Các quyền khác theo quy định của Hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán và quy định pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?