Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện vấn đề gì?
Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện vấn đề gì?
Theo quy định tại Mục 6 Phần II Quy chế nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT về Quy chế bệnh viện quy định về Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện vấn đề sau:
Phần II.
...
6. TRƯỞNG PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, trưởng phòng chỉ đạo tuyến chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến.
I. NHIỆM VỤ:
1. Lập kế hoạch công tác chỉ đạo tuyến trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho các viên chức tuyến dưới.
3. Tổ chức các đợt công tác, các đoàn công tác hỗ trợ tuyến dưới thực hiện các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.
5. Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến, báo cáo giám đốc bệnh viện.
...
Căn cứ trên quy định dưới sự lãnh đạo của Giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc bệnh viện tổ chức, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến.
Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện có nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch công tác chỉ đạo tuyến trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho các viên chức tuyến dưới.
- Tổ chức các đợt công tác, các đoàn công tác hỗ trợ tuyến dưới thực hiện các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến, báo cáo Giám đốc bệnh viện.
Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Quyền hạn của Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Mục 6 Phần II Quy chế nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT về Quy chế bệnh viện quy định về Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện có các quyền hạn như sau:
Phần II.
...
6. TRƯỞNG PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN
...
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.
2. Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp với công việc.
3. Điều phối các chuyên khoa cử người tham gia chỉ đạo tuyến.
4. Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm đề bạt, khen thưởng và kỷ luật.
5. Được tham gia các hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của giám đốc.
Theo đó, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện có các quyền hạn sau:
- Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.
- Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp với công việc.
- Điều phối các chuyên khoa cử người tham gia chỉ đạo tuyến.
- Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình Giám đốc bệnh viện xem xét, bổ nhiệm đề bạt, khen thưởng và kỷ luật.
- Được tham gia các hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của Giám đốc bệnh viện.
Giám đốc bệnh viện là người chủ trì các buổi họp giao ban, hội chuẩn liên khoa đúng không?
Theo quy định tại Mục 1 Phần II Quy chế nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT về Quy chế bệnh viện, cụ thể:
Phần II.
...
1. GIÁM ĐỐC
Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của bệnh viện. Giám đốc bệnh viện có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
...
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì các buổi họp giao ban, hội chuẩn, kiểm thảo người bệnh tử vong liên khoa hoặc toàn bệnh viện.
2. Quyết định về công tác tổ chức cán bộ theo thẩm quyền
3. Kiểm tra, xem xét, quyết định về thu chi tài chính.
4. Thành lập các hội đồng tư vấn.
5. Đề nghị cấp trên hoặc quyết định theo thẩm quyền về việc đề bạt, khen thưởng kỷ luật đối với mọi thành viên trong bệnh viện.
6. Đình chỉ những hoạt động của các thành viên trong bệnh viện có hành vi trái pháp luật, trái quy chế bệnh viện hoặc xét thấy có hại cho sức khỏe người bệnh.
7. Khi vắng mặt tại bệnh viện phải ủy quyền cho phó giám đốc.
8. Không được quyền ra những quyết định trái với pháp luật và trái với quy chế bệnh viện.
Theo quy định thì Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của bệnh viện. Giám đốc bệnh viện là người chủ trì các buổi họp giao ban, hội chuẩn liên khoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nội dung sinh hoạt chi bộ mới nhất? Hướng dẫn sinh hoạt chi bộ mới nhất thực hiện như thế nào?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học mới nhất như thế nào?
- Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có phải đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công không?
- Tiêu chuẩn nhân sự sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi khai khoáng là gì? Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp là mấy năm?
- Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào theo thông tư 45?