Trung đội trưởng Dân quân tự vệ đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo do chấp hành không nghiêm mệnh lệnh của chỉ huy nhưng tiếp tục tái phạm thì sẽ bị xử lý thế nào?
- Trung đội trưởng Dân quân tự vệ đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo do chấp hành không nghiêm mệnh lệnh của chỉ huy nhưng tiếp tục tái phạm thì sẽ bị xử lý thế nào?
- Thời gian công nhận tiến bộ đối với Trung đội trưởng Dân quân tự vệ đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo được quy định thế nào?
- Ai có quyền xử lý kỷ luật đối với Trung đội trưởng Dân quân tự vệ?
Trung đội trưởng Dân quân tự vệ đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo do chấp hành không nghiêm mệnh lệnh của chỉ huy nhưng tiếp tục tái phạm thì sẽ bị xử lý thế nào?
Trung đội trưởng Dân quân tự vệ (Hình từ internet)
Theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Chấp hành không nghiêm mệnh lệnh
1. Chấp hành không đầy đủ, chậm trễ thời gian mệnh lệnh của người chỉ huy, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Chấp hành không nghiêm mệnh lệnh một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật giáng chức, cách chức:
a) Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu.
Theo đó, trường hợp Trung đội trưởng Dân quân tự vệ đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo do chấp hành không nghiêm mệnh lệnh của chỉ huy chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục tái phạm thì bị xử lý bằng hình thức giáng chức, cách chức.
Thời gian công nhận tiến bộ đối với Trung đội trưởng Dân quân tự vệ đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 34 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thời hạn công nhận tiến bộ
1. Sau 12 tháng đối với hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo; sau 24 tháng đối với hình thức kỷ luật giáng chức, cách chức kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực mà người vi phạm không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được công nhận tiến bộ.
2. Trong 12 tháng đối với hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo; trong 24 tháng đối với hình thức kỷ luật giáng chức, cách chức kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực mà người vi phạm lại bị xử lý kỷ luật thì thời hạn công nhận tiến bộ được tính từ ngày quyết định kỷ luật mới có hiệu lực.
Căn cứ quy định trên thì thời gian công nhận tiến bộ đối với Trung đội trưởng Dân quân tự vệ đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo là sau 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực mà người vi phạm không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật.
Ai có quyền xử lý kỷ luật đối với Trung đội trưởng Dân quân tự vệ?
Theo điểm c khoản 8 Điều 35 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật
...
8. Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh:
a) Cảnh cáo đến tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn, chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
b) Giáng chức, cách chức đối với các chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, ban chỉ huy đại đội, hải đội Dân quân tự vệ.
...
Theo đó, Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh là cơ quan có quyền xử lý kỷ luật đối với Trung đội trưởng Dân quân tự vệ.
Thủ tục xử lý kỷ luật đối với Trung đội trưởng Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm kỷ luật được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Theo Điều 31 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định thủ tục xử lý kỷ luật đối với Trung đội trưởng Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm kỷ luật được thực hiện theo 07 bước sau:
Bước 1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật.
- Trường hợp người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm.
- Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
Bước 2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người vi phạm họp kiểm điểm hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật.
Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật.
Bước 3. Người chỉ huy trực tiếp hoặc ủy quyền xác minh và gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm để kết luận hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật.
Bước 4. Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
Bước 5. Báo cáo cấp ủy đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
Bước 6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.
Bước 7. Công bố quyết định kỷ luật, báo cáo cấp trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị, cơ quan, tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?