Gà trống nuôi con có được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn theo quy định mới nhất?
Gà trống nuôi con có được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn? Ai có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ như sau:
Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ
1. Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn trong trường hợp sau đây:
a) Dân quân tự vệ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Dân quân tự vệ nam một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;
c) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác nhận;
d) Có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; có quyết định tuyển dụng vào công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an;
đ) Có giấy báo và vào học ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người có giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ.
Theo đó, Dân quân tự vệ nam một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ thuộc một trong các trường hợp thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn.
Như vậy, "gà trống nuôi con" thuộc trường hợp được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn với điều kiện con phải dưới 36 tháng tuổi.
Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người có thẩm quyền quyết định thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn.
'Gà trống nuôi con" có được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn theo quy định mới nhất? (hình từ Internet)
Tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ bị phạt thế nào?
Theo Điều 21a Nghị định 120/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ Dân quân tự vệ như sau:
Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ.
Như vậy, tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ thì bị phạt tiền từ 07 - 09 triệu đồng.
Những trường hợp nào bị đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ? Ai có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:
- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích, đã chết;
- Bị khởi tố bị can;
- Bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ;
- Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Nghiện ma túy theo xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Như đã phân tích trên, tại khoản 3 Điều 12 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người có thẩm quyền quyết định đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tổng hợp diện xét tốt nghiệp 2025 và ký hiệu các diện? Điểm cộng ưu tiên các diện xét tốt nghiệp THPT năm 2025 ra sao?
- Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn cần đáp ứng những điều kiện nào? Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn?
- Công tác văn thư bị nghiêm cấm gì khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Công văn 414? UBND tỉnh ban hành chỉ thị quản lý về công tác văn thư ra sao?
- Cập nhật phần mềm HTKK 5.3.5 bổ sung mẫu Giấy gia hạn nộp tiền thuế và tiền thuê đất đáp ứng Nghị định 82/2025/NĐ-CP?
- Diện xét tốt nghiệp D2 VS2 là gì? Có được cộng điểm ưu tiên không? Điểm xét tốt nghiệp THPT bao gồm những gì?