Trong công tác phòng chống khủng bố việc hợp tác quốc tế ra sao? Trách nhiệm hợp tác quốc tế sẽ có nội dung gì?
Trong công tác phòng chống khủng bố việc hợp tác quốc tế ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Phòng chống khủng bố 2013 như sau:
Nguyên tắc hợp tác quốc tế
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống khủng bố dựa trên nguyên tắc sau:
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng,
- Chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế;
- Bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Phòng chống khủng bố (Hình từ Internet)
Trong công tác phòng chống khủng bố trách nhiệm hợp tác quốc tế sẽ có nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Phòng chống khủng bố 2013 như sau:
Nội dung, trách nhiệm hợp tác quốc tế
1. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Trao đổi thông tin về phòng, chống khủng bố;
b) Huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố;
c) Nâng cao năng lực pháp luật; đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng về phòng, chống khủng bố;
d) Tăng cường điều kiện vật chất về phòng, chống khủng bố;
đ) Giải quyết vụ khủng bố;
e) Thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ đàm phán, đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống khủng bố; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.
Như vậy, trong công tác phòng chống khủng bố trách nhiệm hợp tác quốc tế sẽ có nội dung như sau:
(1) Trao đổi thông tin về phòng, chống khủng bố;
(2) Huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố;
(3) Nâng cao năng lực pháp luật; đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng về phòng, chống khủng bố;
(4) Tăng cường điều kiện vật chất về phòng, chống khủng bố;
(5) Giải quyết vụ khủng bố;
(6) Thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Phòng chống khủng bố 2013 như sau:
Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố
Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố được thực hiện trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế để giải quyết vụ khủng bố trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này, phù hợp với nhu cầu và khả năng thực tế của mình.
Như vậy, việc hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố sẽ thực hiện như sau:
Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố được thực hiện trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế để giải quyết vụ khủng bố trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này, phù hợp với nhu cầu và khả năng thực tế của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?