Trạng ngữ chỉ mục đích là gì? Đặt 10 câu trạng ngữ chỉ mục đích? Phương pháp giáo dục trung học phổ thông cần đạt yêu cầu nào?
Trạng ngữ chỉ mục đích là gì? Đặt 10 câu trạng ngữ chỉ mục đích?
Trạng ngữ chỉ mục đích dùng để bổ sung thêm thông tin về mục đích của hoạt động được nêu trong câu trả lời; thường được dùng để trả lời cho câu hỏi có từ để hỏi: Để làm gì, nhằm mục đích gì,...
- Trạng ngữ chỉ mục đích có vị trí đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
- Trạng ngữ chỉ mục đích được ngăn cách với các thành phần chính trong câu bằng dấu phẩy.
Đặt 10 câu trạng ngữ chỉ mục đích?
- Để được nhận học bổng, Linh cố gắng học tập chăm chỉ.
- Nhằm thức dậy đúng giờ, tôi đã đặt 10 cái báo thức.
- Để giảm 10kg, tôi đã từ chối các cuộc đi chơi với bạn bè.
- Nhằm bảo vệ sức khỏe, tôi đã và đang tìm hiểu lối sống xanh
- Nhằm mục đích ghi nhớ thật nhiều công thức, tôi đã tham khảo và thức trắng nhiều đêm để học tập và thực hành.
- Nhằm mục đích bảo vệ Trái đất, ta cần chung tay ngừng sả rác.
- Để thực hiện ước mơ làm cảnh sát, tôi đã chăm chỉ học tập và rèn luyện sức khỏe.
- Nhằm trở thành một người chị tốt, tôi đã đọc rất nhiều sách cũng như trò chuyện với em mình nhiều hơn.
- Để có một chuyến đi chơi suôn sẻ, tôi và bạn bè đã lên kế hoạch kỹ càng.
- Nhằm tránh bị cảm lạnh, tôi khuyên bạn nên giữ ấm bản thân nhiều hơn.
Thông tin mang tính tham khảo!
Trạng ngữ chỉ mục đích là gì? Đặt 10 câu trạng ngữ chỉ mục đích? Phương pháp giáo dục trung học phổ thông cần đạt yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Công dụng của trạng ngữ chỉ mục đích là gì? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn ngữ văn?
- Thêm thông tin về mục đích của hoạt động nêu trong câu, góp phần hoàn thiện nghĩa của câu.
- Nối các thành phần của câu, các đoạn lại với nhau, góp phần liên kết bài, đoạn văn được mạch lạc hơn.
Thông tin mang tính tham khảo!
Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn ngữ văn được quy định như thế nào?
Căn cứ Chương trình giáo dục môn ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn ngữ văn như sau:
- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
- Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
Phương pháp giáo dục trung học phổ thông cần đạt yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Theo luật giáo dục, phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Ngoài ra, nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau sáp nhập tỉnh: giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc như thế nào theo Hướng dẫn 01?
- Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào?
- Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2025? Tải về mẫu quyết định?
- Xem trực tiếp đua xe đạp Chặng 19 Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025 trên kênh nào? Link xem đua xe đạp Chặng 19 Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025?
- Trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2025? Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải ra sao?