Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào?
- Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào?
- Có được cho thuê quyền khai thác tài sản đối với một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa không?
- Các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
...
4. Thời hạn cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định phù hợp với từng tài sản hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản.
5. Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý.
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyên khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh, cấp huyện quản lý.
...
Như vậy, thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định như sau:
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyên khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh, cấp huyện quản lý.
Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Có được cho thuê quyền khai thác tài sản đối với một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đất đai và các nguyên tắc sau đây:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được thực hiện chế độ tính hao mòn tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.
2. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Trường hợp khai thác một phần của từng tài sản thì phải đảm bảo hoạt động giao thông đường thủy nội địa thông suốt, an toàn và không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phần tài sản còn lại.
3. Khi quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này, trường hợp tài sản có liên quan đến quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh quốc gia phải có ý kiến của Bộ Công an; trường hợp tài sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường thủy nội địa, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản.
Theo đó, việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Trường hợp khai thác một phần của từng tài sản thì phải đảm bảo hoạt động giao thông đường thủy nội địa thông suốt, an toàn và không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phần tài sản còn lại.
Các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định về phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm:
- Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các loại câu trong tiếng Việt lớp 3? Có mấy kiểu câu trong tiếng Việt? Nắm được công dụng của kiểu câu trong tiếng Việt là yêu cầu của lớp mấy?
- Người lao động có được phép thỏa thuận tiền lương trong thời gian thử việc hay không theo quy định?
- Cảm nghĩ về câu nói hoà bình có đẹp không? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu hoà bình có đẹp không?
- Mẫu số 1B Hồ sơ yêu cầu mua sắm hàng hóa 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT? Tải về mẫu mới nhất?
- Quyết định 1082/QĐ-BGDĐT 2025 TTHC lĩnh vực thi, tuyển sinh, lĩnh vực giáo dục, đào tạo với nước ngoài ra sao?