Tội lừa dối khách hàng có thể chịu mức phạt tù cao nhất là bao nhiêu? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?
Tội lừa dối khách hàng có thể chịu mức phạt tù cao nhất là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Tội lừa dối khách hàng
1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người phạm tội lừa dối khách hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Bệnh cạnh đó, đối với người phạm tội lừa dối khách hàng còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Do đó, nếu trường hợp người phạm tội lừa dối khách hàng có thể chịu mức phạt tù cao nhất đến 05 năm.
Tội lừa dối khách hàng có thể chịu mức phạt tù cao nhất là bao nhiêu? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội lừa dối khách hàng là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội lừa dối khách hàng được quy định, cụ thể như sau:
- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu thi hành bản án được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Theo đó, thời hiệu thi hành bản án được pháp luật quy định có nội dung bao gồm:
(1) Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự 2015 này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
(2) Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
- 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
- 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
- 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
- 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
(3) Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
(4) Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
(5) Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bao giờ Giỗ tổ Hùng Vương? Kế hoạch Giỗ tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ tại Phú Thọ? Chi tiết kế hoạch phần Lễ và phần Hội?
- 05 Mẫu thư tri ân gửi đến cựu chiến binh nhân ngày Giải phóng Miền Nam 30 4? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 30 4?
- Văn khấn ngày giỗ thường hàng năm? Văn khấn cúng cáo trước ngày giỗ? Thắp hương ngày giỗ thường hàng năm cần lưu ý điều gì?
- Danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến gồm những tỉnh nào hiện nay sáp nhập, giữ nguyên?
- 5 Mẫu viết báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia một dự án học tập? Yêu cầu cần đạt về viết báo cáo đối với học sinh lớp 5?