Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có quyền thu phí trong hoạt động tư vấn đúng không? Mức phí tư vấn ghi tại đâu?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có quyền thu phí trong hoạt động tư vấn đúng không? Mức phí tư vấn ghi tại đâu?
- Nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn phải có hiểu biết về nội dung tư vấn cho khách hàng đúng không?
- Quy định nội bộ của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có những gì?
Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có quyền thu phí trong hoạt động tư vấn đúng không? Mức phí tư vấn ghi tại đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 38/2024/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có quyền thu phí trong hoạt động tư vấn.
Mức phí trong hoạt động tư vấn được niêm yết công khai và được ghi trong hợp đồng tư vấn.
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 38/2024/TT-NHNN thì trong hợp đồng tư vấn phải có tối thiểu các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, phương thức liên lạc khác (nếu có); người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn; tên, địa chỉ, phương thức liên lạc khác (nếu có) của khách hàng là tổ chức; tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, phương thức liên lạc khác (nếu có) của khách hàng là cá nhân;
- Mục tiêu, phạm vi tư vấn;
- Phương thức thực hiện tư vấn;
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn;
- Quyền và nghĩa vụ của khách hàng;
- Thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Phí trong hoạt động tư vấn và phương thức thanh toán;
- Phương thức giải quyết tranh chấp;
- Hiệu lực hợp đồng;
- Thời hạn hợp đồng;
- Thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có quyền thu phí trong hoạt động tư vấn đúng không? Mức phí tư vấn ghi tại đâu? (Hình từ Internet)
Nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn phải có hiểu biết về nội dung tư vấn cho khách hàng đúng không?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2024/TT-NHNN thì nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn phải là người có hiểu biết chuyên môn về nội dung tư vấn cho khách hàng.
Ngoài ra, nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn phải đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
(1) Trung thực, công bằng, cẩn trọng, liêm chính; không được cung cấp thông tin sai sự thật hoặc thông tin gây hiểu lầm về tính năng, đặc điểm, lợi ích của giao dịch được tư vấn.
(2) Vì lợi ích của khách hàng; nội dung tư vấn đưa ra phù hợp với những thông tin do khách hàng cung cấp (nếu có) về tình hình, kiến thức tài chính, năng lực hành vi, hiểu biết xã hội, mục tiêu và nhu cầu tài chính của khách hàng.
(3) Giữ an toàn, tách biệt tiền, tài sản của khách hàng tại tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn với giao dịch được tư vấn trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(4) Không quyết định thay khách hàng hoặc tác động khách hàng đưa ra quyết định; không chuyển thông tin của khách hàng, thông tin liên quan đến hợp đồng tư vấn cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
(5) Cảnh báo khách hàng về những rủi ro có thể phát sinh khi thực hiện các giải pháp, phương án được tư vấn.
Quy định nội bộ của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 38/2024/TT-NHNN thì trước khi triển khai hoạt động tư vấn, tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn phải xây dựng quy định nội bộ về hoạt động tư vấn.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định nội bộ, tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn là tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân) hoặc gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đối với các tổ chức tín dụng khác.
Theo đó, quy định nội bộ của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn về hoạt động tư vấn phải có tối thiểu các nội dung sau:
- Quy trình tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và ký hợp đồng dịch vụ tư vấn;
- Quy trình thực hiện hoạt động tư vấn, bao gồm thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức chuyên môn, phát hiện vấn đề, đánh giá vấn đề, đề xuất giải pháp, phương án phù hợp với phạm vi hoạt động tư vấn quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2024/TT-NHNN; và quy trình quản lý rủi ro hoạt động tư vấn;
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện hoạt động tư vấn. Quy định nội bộ phải quy định rõ những việc nhân viên tư vấn được thực hiện, không được thực hiện trong quá trình tư vấn;
- Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tư vấn theo quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2024/TT-NHNN và trách nhiệm thực hiện giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn;
- Quy định về đào tạo, tổ chức thực hiện đào tạo, kiểm tra, đánh giá chất lượng chuyên môn của nhân viên tư vấn định kỳ;
- Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan đến hoạt động tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?