Tổ chức tín dụng sau khi hợp nhất phải đảm bảo về tỷ lệ bảo đảm an toàn không? Đề án hợp nhất tổ chức tín dụng có cần tỷ lệ bảo đảm an toàn không?
Tổ chức tín dụng sau khi hợp nhất phải đảm bảo về tỷ lệ bảo đảm an toàn không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 62/2024/TT-NHNN quy định về điều kiện sáp nhập, hợp nhất như sau:
Điều kiện sáp nhập, hợp nhất
1. Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm;
b) Có Đề án sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Điều 12 Thông tư này được cấp có thẩm quyền quyết định của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất thông qua;
c) Vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hợp nhất, tổ chức tín dụng sau sáp nhập tối thiểu bằng mức vốn pháp định của loại hình tổ chức tín dụng hợp nhất, tổ chức tín dụng sau sáp nhập theo quy định của pháp luật
2. Sau khi sáp nhập, hợp nhất, tổ chức tín dụng sau sáp nhập, tổ chức tín dụng hợp nhất phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn, tỷ lệ phần vốn góp, sở hữu cổ phần.
Theo đó, tổ chức tín dụng sau khi hợp nhất phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật tỷ lệ bảo đảm an toàn.
Tổ chức tín dụng sau khi hợp nhất phải đảm bảo về tỷ lệ bảo đảm an toàn không? Đề án hợp nhất tổ chức tín dụng có cần tỷ lệ bảo đảm an toàn không? (Hình từ Internet)
Đề án hợp nhất tổ chức tín dụng có cần tỷ lệ bảo đảm an toàn không?
Căn cứ đ khoản 2 Điều 12 Thông tư 62/2024/TT-NHNN quy định về đề án sáp nhập, hợp nhất như sau:
Đề án sáp nhập, hợp nhất
1. Đề án sáp nhập, hợp nhất phải được cấp có thẩm quyền quyết định của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất thông qua và được người đại diện hợp pháp của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất cùng ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm.
2. Đề án sáp nhập, hợp nhất tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất;
b) Tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của chủ sở hữu, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất;
c) Lý do sáp nhập, hợp nhất;
d) Tóm tắt tình hình tài chính và kết quả hoạt động của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc sáp nhập, hợp nhất;
đ) Giá trị thực của vốn điều lệ, nợ xấu, các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và việc tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ này của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất trước khi sáp nhập, hợp nhất; vốn điều lệ và giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng sau sáp nhập, tổ chức tín dụng hợp nhất;
e) Lộ trình sáp nhập, hợp nhất;
g) Phương thức chuyển đổi vốn góp, vốn cổ phần (bao gồm thời gian, hình thức, tỷ lệ chuyển đổi);
…
Theo đó, khi hợp nhất các tổ chức tín dụng, đề án hợp nhất phải có đề cập đến giá trị thực của vốn điều lệ, nợ xấu, các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và việc tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ này của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất trước khi sáp nhập, hợp nhất; vốn điều lệ và giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng sau sáp nhập, tổ chức tín dụng hợp nhất.
Như vậy, trong đề án hợp nhất phải đảm bảo có tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng tham gia hợp nhất trước khi hợp nhất.
Thời hạn bao lâu kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cho tổ chức tín dụng hợp nhất?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 14 Thông tư 62/2024/TT-NHNN quy định về thủ tục chấp thuận hợp nhất như sau:
Thủ tục chấp thuận hợp nhất
…
3. Chấp thuận hợp nhất:
a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc hợp nhất, tổ chức tín dụng đại diện gửi Ngân hàng Nhà nước 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này. Quá thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hồ sơ nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc hợp nhất tổ chức tín dụng hết hiệu lực.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Tổ chức tín dụng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hợp nhất theo mẫu quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này; cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hợp nhất, chấp thuận các nội dung khác (nếu có).
Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
…
Theo đó, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trong thời hạn 30 ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hợp nhất theo mẫu quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 62/2024/TT-NHNN; cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hợp nhất, chấp thuận các nội dung khác.
Như vậy, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trong thời hạn 30 ngày Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng hợp nhất.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ đồng nghĩa là gì? Ví dụ từ đồng nghĩa? Phân loại từ đồng nghĩa? Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc?
- Phép liên kết là gì? Các phép liên kết? Ví dụ phép liên kết? Tác dụng của phép liên kết? Mục tiêu của giáo dục phổ thông?
- Đánh giá thường xuyên học sinh trung học cơ sở thông qua hình thức nào? Thực hiện đánh giá thường xuyên là trách nhiệm của ai?
- Mức trợ cấp công chức viên chức dôi dư do sáp nhập xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định theo Nghị định 29?
- Lịch thi vào 10 Hà Nội năm 2025 2026? Hà Nội thi vào lớp 10 ngày nào? Khi nào thi tuyển sinh lớp 10 2025?