Tổ chức tín dụng đại diện là gì? Tổ chức tín dụng đại diện lập hồ sơ chấp thuận nguyên tắc hợp nhất tổ chức tín dụng gửi cho ai?
Tổ chức tín dụng đại diện là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 62/2024/TT-NHNN có định nghĩa về tổ chức tín dụng đại diện như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất là các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, tổ chức tín dụng bị hợp nhất.
6. Tổ chức tín dụng đại diện là tổ chức tín dụng bị hợp nhất được các tổ chức tín dụng bị hợp nhất còn lại ủy quyền làm đầu mối xử lý các vấn đề liên quan đến việc hợp nhất các tổ chức tín dụng.
7. Tổ chức tín dụng sau tổ chức lại là tổ chức tín dụng sau sáp nhập, tổ chức tín dụng hợp nhất, tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chuyển đổi loại hình.
8. Cấp có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng là cấp có thẩm quyền quyết định việc sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng, chuyển đổi loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Theo đó, tổ chức tín dụng đại diện được hiểu là tổ chức tín dụng bị hợp nhất được các tổ chức tín dụng bị hợp nhất còn lại ủy quyền làm đầu mối xử lý các vấn đề liên quan đến việc hợp nhất các tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng đại diện là gì? Tổ chức tín dụng đại diện lập hồ sơ chấp thuận nguyên tắc hợp nhất tổ chức tín dụng gửi cho ai? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng đại diện lập hồ sơ chấp thuận nguyên tắc hợp nhất tổ chức tín dụng gửi cho ai?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư 62/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Thủ tục chấp thuận hợp nhất
1. Chấp thuận nguyên tắc hợp nhất:
a) Tổ chức tín dụng đại diện lập hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc hợp nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này và gửi Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Tổ chức tín dụng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi các tổ chức tín dụng bị hợp nhất đặt trụ sở chính, nơi tổ chức tín dụng hợp nhất dự kiến đặt trụ sở chính về ảnh hưởng của việc hợp nhất tổ chức tín dụng đối với sự ổn định kinh tế xã hội trên địa bàn và quan điểm về việc hợp nhất;
d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến tham gia bằng văn bản về các nội dung được đề nghị;
đ) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc hợp nhất tổ chức tín dụng, chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
...
Như vậy, tổ chức tín dụng đại diện cần phải lập hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc hợp nhất tổ hcức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 62/2024/TT-NHNN và gửi Ngân hàng Nhà nước.
Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ tổ chức lại tổ chức tín dụng được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 62/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc lập và gửi hồ sơ tổ chức lại tổ chức tín dụng được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể sau đây:
(1) Hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại tổ chức tín dụng được lập 01 bộ bằng tiếng Việt và gửi về Ngân hàng Nhà nước theo một trong những hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Ngân hàng Nhà nước;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính.
(2) Các tài liệu bằng tiếng Việt được nộp phải là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu; trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
(3) Thành phần hồ sơ của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, và dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật
(4) Hồ sơ đề nghị phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau đây gọi là người đại diện hợp pháp) ký. Trường hợp ký theo ủy quyền, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
(5) Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được tổ chức bao lâu một lần theo quy định?
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định mới? Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
- Có được đổi màu sơn xe máy không? Nếu được thì hồ sơ và thủ tục đăng ký đổi màu sơn xe máy là gì?
- Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2025?
- Cảm nghĩ của em về ngày Giỗ tổ Hùng Vương? Nêu cảm nghĩ của em về Đền Hùng? Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về Đền Hùng?