Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) là gì? Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu di sản thiên nhiên thế giới?
- Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) là gì? Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu di sản thiên nhiên thế giới?
- Việc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc công nhận danh lam thắng cảnh Việt Nam là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới do cơ quan nào thực hiện?
- Những tổ chức nào là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) là gì? Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu di sản thiên nhiên thế giới?
Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc hay còn được gọi là UNESCO - United Nations Educational Scientific and Cultural Organization.
Căn cứ tại lời mở đầu của Công ước UNESCO nói rằng:
Chiến tranh nảy sinh trong đầu óc con người, vậy ngay trong đầu óc con người cần phải xây dựng thành trì của hoà bình
...
Một nền hoà bình chỉ xây dựng trên các hiệp định kinh tế và chính trị giữa các chính phủ không thể nào giành được sự ủng hộ nhất trí lâu dài và chân thành của các dân tộc, vì vậy nền hoà bình ấy phải được thiết lập trên cơ sở đoàn kết trí tuệ và tinh thần của nhân loại.
Theo đó, mục đích cơ bản của Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) là:
Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo của Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc.
Ngoài ra, UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon* làm biểu tượng của Tổ chức.
(*) Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Ancropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới.
Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới.
Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu di sản thiên nhiên thế giới?
Hiện nay, tính đến năm 2023, Việt Nam có 03 di sản thiên nhiên thế giới, cụ thể:
- Vịnh Hạ Long được công nhận năm 1994
- Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận năm 2003.
- Ngày 16/9/2023, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO công nhận quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
- Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;
- Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;
- Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;
- Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) là gì? Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu di sản thiên nhiên thế giới? (Hình từ Internet)
Việc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc công nhận danh lam thắng cảnh Việt Nam là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới do cơ quan nào thực hiện?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 01/2023/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
6. Về di sản văn hóa:
a) Trình cấp có thẩm quyền thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ việc xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt; việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO): Công nhận di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, ghi danh di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam vào các danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO; việc công nhận bảo vật quốc gia và cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản và phương án xử lý đối với tài sản là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật;
Như vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ việc đề nghị Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO): Công nhận di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO.
Những tổ chức nào là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 01/2023/NĐ-CP thì những tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước là:
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch, Tài chính.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Đào tạo.
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Vụ Thư viện.
- Vụ Văn hóa dân tộc.
- Vụ Gia đình.
- Văn phòng Bộ.
- Thanh tra Bộ.
- Cục Di sản văn hóa.
- Cục Nghệ thuật biểu diễn.
- Cục Điện ảnh.
- Cục Bản quyền tác giả.
- Cục Văn hóa cơ sở.
- Cục Hợp tác quốc tế.
- Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.
- Cục Thể dục thể thao.
- Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
- Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?